Tin HOSE
Các thị trường châu Á biến động theo nhận định của giới chức Fed về lãi suất
Trong phiên giao dịch ngày 28/3 tại châu Á, các thị trường chứng khoán diễn biến trái chiều sau một phát biểu củaCục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về kế hoạch hạ lãi suất. Trên các thị trường hàng hóa, giá vàng tăng nhẹ, trong khi giá dầu tăng trở lại sau hai phiên giảm. *Các nhà đầu tư chứng khoán thận trọng Các nhà đầu tư chứng khoán tại châu Á thận trọng trong phiên 28/3, sau khi một quan chức Fed đề cập đến khả năng lùi thời điểm hạ lãi suất hoặc giảm số lần hạ. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,5%, xuống 40.168,07 điểm. Tại Trung Quốc chỉ sốHang Seng của Hong Kong tăng0,9%, lên 16.541,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,6%, lên 3.010,66 điểm. Đà phục hồi gần đây của thị trường đã bắt đầu yếu hơn khi các nhà giao dịch đánh giá về triển vọng chính sách tiền tệ tại Mỹ, với một loạt các số liệu kinh tế và lạm phát vượt dự báo đặt ra vấn đề liệu Fed có tiếp tục kế hoạch hạ lãi suất 3 lần trong năm nay hay không. Các phát biểu của các quan chức Fed trong tuần qua đã không thúc đẩy lòng tin trên thị trường. Chủ tịch Fed tại Atlanta, Raphael Bostic, ngày 25/3 đã nhắc lại phát biểu vào cuối tuần trước về khả năng chỉ có một lần hạ lãi suất trong năm nay, trong khi Thống đốc Lisa Cook cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng. Gần đây nhất, Thống đốc Fed Christopher Waller, nói rằng cần giảm số lần hạ lãi suất hoặc lùi thời điểm hạ do các số liệu gần đây. Ông có phát biểu trên trước khi số liệu về chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được công bố vào ngày 29/3, với dự báo sẽ tăng nhẹ. * Giá vàng tăng nhẹ Giá vàng nhích nhẹ trong phiên này, khi các nhà đầu tư đánh giá các phát biểu của Thống đốc Fed Waller về kế hoạch hạ lãi suất của Fed và chờ thêm các số liệu kinh tế của Mỹ. Giá vàng giao ngay tăng 0,1%, lên2.195,73 USD/ounce vào lúc 14 giờ 12 phút (theo giờ Việt Nam). Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,2%, lên 2.194,4 USD/ounce. Giá vàng chạm mức cao kỷ lục trong tuần trước sau khi Fed dự kiến có ba lần hạ lãi suất trong năm nay, dù số liệu lạm phát gần đây cao. ÔngWaller trong phát biểu ngày 27/3 cho rằng số liệu lạm phát gần đây gây thất vọng là lý do để Fed trì hoãn việc hạ lãi suất. Các nhà đầu tư đang chờ số liệu về chỉ số PCE lõi sẽ được công bố ngày 29/3 để nhận định về thời điểm Fed có thể bắt đầu hành động. Chỉ số PCE trong tháng 2/2024tăng 0,3% so với tháng trước đó và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. * Giá dầu tăng trở lại Giá dầu tăng sau hai phiên giảm, khi các nhà đầu tư đánh giá lại số liệu mới nhất về dự trữ xăng dầu của Mỹ và nối lại hoạt động mua vào. Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 tăng 40 xu Mỹ, hay 0,5%, lên86,49 USD/thùng, trong khi hợp đồng giao tháng 6/2024 tăng 36 xu Mỹ, hay 0,4%, lên 85,77 USD/thùng vào lúc 14 giờ 57 phút (theo giờ Việt Nam). Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 5/2024 tăng44 xu Mỹ, hay 0,5%, lên 81,79 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều trên đà tăng tháng thứ ba liên tiếp, khi đã tăng 4,5% so với tháng trước. Trong phiên trước, giá dầu chịu sức ép do dự trữ xăng, dầu của Mỹ trong tuần trước bất ngờ tăng, do lượng dầu nhập khẩu tăng và nhu cầu thấp. Các nhà đầu tư sẽ chờ cuộc họp của Ủy ban Giám sát chung cấp bộ trưởngcủa Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tuần tới, trong bối cảnh có những lo ngại về nguồn cung do các rủi ro địa chính trị.
28/03/2024
Xem thêm
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 29/3
Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu NKG CTCK MB (MBS) Xuất khẩu thép dự kiến tiếp tục là điểm sáng khi nhu cầu đến từ các đối tác xuất khẩu chính như Asean, EU và Mỹ phục hồi trong bối cảnh nới lỏng chính sách tiền tệ. CTCP Thép Nam Kim (NKG – sàn HOSE) được hưởng lợi từ xu hướng này khi EU và Mỹ là 2 thị trường chủ lực chiếm 60% sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp. Với nhu cầu tiêu thụ từ các đối tác thuận lợi, chúng tôi dự báo sản lượng và giá thép xuất khẩu của NKG sẽ đạt mức 556.307 tấn (tăng 6%) và 920 USD/tấn (tăng 4% so với năm trước) trong năm 2024. Sang năm 2025, môi trường lãi suất thấp sẽ tiếp tục tác động tích cực tới nhu cầu tiêu thụ thép, nhờ đó giá thép và sản lượng xuất khẩu dự kiến đạt mức 989 USD/tấn (tăng 8%) và 600.812 tấn (tăng trưởng 8%). Ở thị trường nội địa, sản lượng và giá thép dự kiến tăng trưởng 15%/4% và 4%/5% nhờ nhu cầu phục hồi trong bối cảnh thị trường bất động sản ấm lên. Tổng hợp lại, sản lượng thép của NKG có thể tăng 9%/6% và giá bán sẽ có nhiều cải thiện giai đoạn 2024-2025. Sản lượng và giá bán phục hồi kết hợp cùng kỳ vọng nguyên liệu đầu vào là HRC có mức độ tăng giá thấp hơn giá bán (tăng 3,5% và 4% trong 2024-2025) do áp lực dư cung từ Trung Quốc, các yếu tố này sẽ giúp biên lợi nhuận gộp hồi phục lên mức 7,5% và 8,7% trong giai đoạn 2024 và 2025 (so với mức 6% trong năm 2023). Theo đó, chúng tôi dự phóng lợi nhuận ròng năm 2024 và 2025 của NKG sẽ lần lượt đạt 453 tỷ đồng (tăng trưởng 287%) và 956 tỷ đồng (tăng trưởng 111%). Chúng tôi sử dụng 2 phương pháp FCFF và P/B để đưa ra giá mục tiêu NKG là 30.000 đồng/CP và khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu này. Mặc dù điều chỉnh giảm dự báo EPS 2024-2025 là 26%/10%, giá mục tiêu tăng 13% so với báo cáo trước do (1) chúng tôi chuyển định giá từ cuối năm 2023 sang cuối năm 2024 với mức P/B mục tiêu tăng từ 1.2 lần lên 1.4 lần nhằm phù hợp với bối cảnh phục hồi rõ nét của ngành thép, (2) điều chỉnh giảm 0.6 điểm % phần bù rủi ro trong mô hình định giá do mức độ rủi ro ở thị trường Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá giảm. Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DGC CTCK BIDV (BSC) BSC khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang với giá trị hợp lý năm 2025F là 147.100 đồng/CP (Upside 24% so với giá đóng cửa ngày 27/03/2024) chủ yếu do chúng tôi dời giá mục tiêu sang năm 2025F với P/E mục tiêu 2025F = 12.x tương đương mức trung vị 5 năm và P/E 2024F = 14.9x; Chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để tích luỹ DGC trong bối cảnh lãi suất duy trì mức thấp do: (1) lợi nhuận của DGC đang ở vùng đáy và dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng 2023 – 2025 đạt CAGR 22%; (2) vị thế DGC sẽ gia tăng đáng kể khi dự án Nghi Sơn – Đức Giang đi vào hoạt động, đánh dấu bước đầu tham gia chế biến sâu hơn các sản phẩm hoá chất và (3) DGC là doanh nghiệp đầu ngành, tích cực mở rộng thông qua việc M&A; Năm 2024, BSC dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế DGC đạt 12.084 tỷ đồng (tăng 24% so với năm trước) và 3.733 tỷ đồng (tăng trưởng 20%) dựa trên các giả định: doanh thu P4 vàng tăng 37% nhờ ASP và sản lượng lần lượt tăng 5% và 31%; doanh thu axit Phosphoric tăng 19% nhờ giả định doanh thu WPA/H3PO4 lần lượt tăng 15% và 22%; doanh thu DAP/MAP tăng 40% nhờ ASP tăng 10% và sản lượng tăng 28%. Năm 2025, BSC dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế DGC đạt 14.450 tỷ đồng (tăng 20% so với năm trước) và 4.644 tỷ đồng (tăng trưởng 24%) dựa trên các giả định: Doanh thu P4 vàng tăng 16% nhờ ASP và sản lượng lần lượt tăng 5% và 10%; Dự án Nghi Sơn – Đức Giang vận hành 50% công suất với doanh thu đạt 971 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp đạt 36,8%. Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BAF CTCK BIDV (BSC) BSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu BAF của Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam với giá mục tiêu trung hạn 33.700 đồng/CP (Upside 17% so với giá đóng cửa ngày 28/3/2024) dựa trên PP PE =12 lần nhằm phản ánh tiềm năng mở rộng quy mô tổng đàn. Luận điểm đầu tư: 2024F-2025E kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng 743% và 157% nhờ giá heo hơi duy trì ổn định quanh mức 55.000 – 60.000 đồng (tăng trưởng 6%) dựa trên nhu cầu tiêu dùng dần phục hồi và nguồn cung giảm ngắn hạn từ nông hộ do thua lỗ và dịch bệnh. Thêm vào đó, sản lượng kinh doanh heo hơi kỳ vọng tăng trường 149% và 48% nhờ năng lực bảo vệ tổng đàn và mở rộng tổng đàn với CAGR 2019-2023 tăng 62%/ năm bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh đóng góp của các trại mới vận hành giai đoạn 2022-2024 nâng tổng đàn lên 500 -700 nghìn con, bắt kịp xu hướng thay đổi của ngành Ngoài ra, biên lợi nhuận hoạt động 2024/2025 tăng 4 điểm % và 1 điểm% so với cùng kỳ nhờ xu hướng giảm giá thức ăn chăn nuôi (giảm 5%) và chi phí khấu hao/kg thịt kì vọng giảm nhờ tăng hiệu suất hoạt động của trại. Rủi ro gồm rủi ro biến động giá heo hơi và nguyên vật liệu, rủi ro liên quan đến tiến độ xây dựng trại, rủi ro giao dịch các bên liên quan. Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PHR CTCK Vietcap (VCSC) Chúng tôi điều chỉnh khuyến nghị cho cổ phiếu PHR của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa từ khả quan lên mua và điều chỉnh tăng 38% giá mục tiêu lên 73.700 đồng/CP. Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu là do chúng tôi kỳ vọng việc chuyển đổi đất cao su sang đất khu công nghiệp sẽ diễn ra nhanh hơn và rộng rãi hơn so với dự báo trước đây, dựa trên việc dự thảo Quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050 được hoàn thiện và phê duyệt gần đây. Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 sẽ giảm 35% xuống 401 tỷ đồng chủ yếu do thu nhập từ bồi thường và bàn giao đất KCN giảm. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2025 sẽ tăng 94% do chúng tôi kỳ vọng KCN Tân Lập 1 sẽ bắt đầu mở bán và bàn giao từ năm 2025. Chúng tôi điều chỉnh giảm 10% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 chủ yếu do phần lớn khoản bồi thường từ việc cho thuê đất KCN của VSIP III trong năm 2022 đã được ghi nhận vào quý IV/2023, sớm hơn so với dự kiến trước đây của chúng tôi. Nhìn chung, chúng tôi giữ nguyên dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cho năm 2025.
28/03/2024
Xem thêm
Giá USD ngân hàng hạ nhiệt về cuối phiên, lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước lên mức 2,5%/năm
Vào lúc 16 giờ ngày 28.3, tỷ giá USD ngân hàng thương mại giảm 20 đồng so với phiên sáng và giảm 10 đồng so với các phiên trước, neo ở 24.940 VND/USD. Ngày 28/3/2024, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tăng 5 VND/USD so với phiên hôm qua, ở mức 24.003 VND/USD. Cùng thời điểm 16 giờ ngày 28.3, giá USD trên thị trường tự do giảm 85 VND/USD chiều bán ra, ở mức 25.495 VND/USD. Tỷ giá ngân hàng thương mại tăng 6-30 VND/USD tại các đơn vị, trong đó, nhiều ngân hàng niêm yết giá USD bán ra ở mức 25.000 đồng như ACB, VIB (25.080 VND/USD), SHB (25.000 VND/USD), TPBank (25.100 VND/USD). Giá USD tại các ngân hàng lúc 16h 28/3/2024. Chiều 28/3, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút ròng VND dư thừa trong hệ thống thông qua phát hành tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 2,5%/năm, tăng 0,3 điểm % so với phiên 27/3. Có 6 thành viên tham gia và đều trúng thầu, tổng khối lượng trúng thầu là 4.600 tỷ đồng. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước. Từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đã tăng 1,82% trong khi tỷ giá trên thị trường tự do tăng 3,22%. Tại ngày 11/3, khi Ngân hàng Nhà nước hút tiền qua tín phiếu, tỷ giá “chợ đen” đã tăng 4,05% ytd, tỷ giá ngân hàng tăng 1,74% ytd. Như vậy, sau 14 phiên Ngân hàng Nhà nước hút ròng với quy mô lên tới 168,9 nghìn tỷ đồng, giá USD chợ đen đã giảm 0,83 điểm %; tỷ giá tại các ngân hàng tăng nhẹ 0,08 điểm %. Tốc độ tăng của tỷ giá từ đầu năm 2024 đến nay. Thị trường vẫn đang chờ đợi các dữ liệu về lạm phát, thặng dư thương mại và thu hút FDI tác động trực tiếp tới tỷ giá, sẽ được Tổng cục Thống kê công bố vào ngày mai (29/3). Số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy tính đến ngày 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỉ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 4,63 tỉ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 3,93 tỉ USD, chiếm gần 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, chiếm 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Báo cáo lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này cũng đang là yếu tố thúc đẩy cho sức mạnh của đồng USD trên thị trường thế giới. Tại cuộc họp chính sách tháng 3, các nhà hoạch định chính sách Fed đã củng cố lại dự đoán của họ về ba lần cắt giảm lãi suất trong năm nay bất chấp đà tăng của lạm phát gần đây, đồng thời giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt của Fed. Giới phân tích nhận định rằng, nếu lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed sớm được thực hiện thì áp lực tỷ giá USD/VND sẽ được giải toả.
28/03/2024
Xem thêm
Xả mạnh hàng loạt bluechip, khối ngoại bán ròng gần 1.300 tỷ đồng trong phiên 28/3
Trên sàn giao dịch HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 96,93 triệu đơn vị, tổng giá trị 2.892,67 tỷ đồng, tăng 40,72% về khối lượng nhưng giảm 5,36% về giá trị so với phiên hôm qua (ngày 27/3). Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 140,24 triệu đơn vị, giá trị 4.220,9 tỷ đồng, tăng 28,85% về khối lượng nhưng giảm 14,48% về giá trị so với phiên trước. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 43,31 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 1.328,23 tỷ đồng, tăng 8,38% về lượng nhưng giảm 29,3% về giá trị so với phiên trước đó. Hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu STB với khối lượng 6,24 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 195,07 tỷ đồng. Đứng ở vị trí tiếp theo là các cổ phiếu chứng khoán gồm SSI, FTS, HCM, CTS được mua ròng trên dưới 30 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối này bán ròng hàng loạt mã trên 100 tỷ đồng, gồm NVL với giá trị 158,34 tỷ đồng (8,87 triệu đơn vị), VNM bị bán ròng 141,07 tỷ đồng, MSN bị bán ròng 113,17 tỷ đồng, VND bị bán ròng 111,09 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào 2,66 triệu đơn vị, giá trị đạt 82,72 tỷ đồng, gấp đôi về lượng và gấp 3,5 lần về giá trị so với phiên trước. Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 2,13 triệu đơn vị, giá trị bán ra đạt 53,79 tỷ đồng, tăng 77,32% về lượng và 95,4% về giá trị so với phiên trước. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 532.070 đơn vị, tăng gấp gần 3 lần về lượng; tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 28,93 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 3,99 tỷ đồng. Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu MBS với khối lượng 624.200 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 18,77 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh tiếp theo là IDC đạt 9,6 tỷ đồng, HUT đạt 6,92 tỷ đồng, BVS đạt 6,35 tỷ đồng, DTD đạt 6,12 tỷ đồng… Trái lại, cổ phiếu SHS bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 347.100 đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng đạt 7,13 tỷ đồng. Tiếp theo là CEO bị bán ròng 3,26 tỷ đồng (141.300 đơn vị) và TIG bị bán ròng 2,22 tỷ đồng (159.600 đơn vị). Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào 1,27 triệu đơn vị, giá trị đạt 31,47 tỷ đồng, giảm 29,68% về lượng và 22,81% về giá trị so với phiên trước đó. Mặt khác, khối này bán ra 614.000 đơn vị, giá trị đạt 14,05 tỷ đồng, giảm 18,5% về lượng và 35,13% về giá trị so với phiên trước đó. Do đó, phiên này khối ngoại đã mua ròng 651.300 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 17,42 tỷ đồng, giảm 37,73% về lượng và 8,84% về giá trị so với phiên trước đó. Hôm nay, khối này vẫn mua ròng mạnh nhất cổ phiếu QNS với giá trị đạt 13,3 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 267.100 đơn vị. Tuy nhiên, cổ phiếu DDV vẫn dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng, đạt 611.000 đơn vị, tương ứng giá trị mua ròng đạt 9,72 tỷ đồng. Trong khi đó, khối này bán ròng mạnh nhất BSR với khối lượng 451.700 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 8,63 tỷ đồng. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 28/3, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 42,13 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 1.281,88 tỷ đồng, tăng 8,64% về lượng nhưng giảm hơn 31% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua ngày 27/3 (bán ròng 1.863,81 tỷ đồng).
28/03/2024
Xem thêm
HNX: Kết quả giao dịch tự doanh theo mã chứng khoán ngày 28/03/2024
Sở GDCKHN trân trọng công bố thông tin về tổng khối lượng và giá trị mua, bán tự doanh của các công ty chứng khoán thành viên đối với từng mã chứng khoán. Chi tiết thông báo như trong file đính kèm. Trân trọng./. Tài liệu đính kèm 162347_nh_theo_ma_ck-NY.pdf
28/03/2024
Xem thêm
UpCOM: Kết quả giao dịch tự doanh theo mã chứng khoán ngày 28/03/2024
Sở GDCKHN trân trọng công bố thông tin về tổng khối lượng và giá trị mua, bán tự doanh của các công ty chứng khoán thành viên đối với từng mã chứng khoán. Chi tiết thông báo như trong file đính kèm. Trân trọng./. Tài liệu đính kèm 162604_nh_theo_ma_ck-UP.pdf
28/03/2024
Xem thêm
Nâng giá trị đầu tư từ Canada vào Thành phố Hồ Chí Minh lên trên 500 triệu USD
Thành phố Hồ Chí Minh và Canada có tiềm năng hợp tác đa lĩnh vực, hai bên cần sớm đưa kim ngạch thương mại song phương lên trên 1 tỷ USD và nâng giá trị đầu tư từ Canada vào thành phố lên trên 500 triệu USD trong thời gian tới. Đây là nội dung được ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố trao đổi tại buổi tiếp bà Mary Ng, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Thương mại Quốc tế và Xúc tiến Xuất khẩu Canada, ngày 28/3. Ông Phan Văn Mãi đánh giá cao chuyến thăm của Đoàn doanh nghiệp Canada đến Việt Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ hội để hai bên thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và đầu tư. Thành phố là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước cũng là địa phương có trách nhiệm tiên phong thực hiện cam kết chung trong các Hiệp định Thương mại Tự do, trong đó có Canada thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo ông Phan Văn Mãi, từ khi thực thi CPTPP, kim ngạch thương mại và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam-Canada nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh-Canada nói riêng có tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của hai bên. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh hoan nghênh, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp hai bên thường xuyên trao đổi, chia sẻ cơ hội hợp tác, mở các văn phòng đầu tư kinh doanh cùng hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương và giá trị đầu tư tăng lên gấp đôi, gấp ba hiện tại trong thời gian tới. "Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ có dân số hơn 10 triệu người mà còn là trung tâm, đầu mối giao thương của khu vực Nam, dễ dàng kết nối với thế giới qua nhiều phương tiện giao thông khác nhau. Nhân chuyến thăm và làm việc của Đoàn doanh nghiệp Canada tới thành phố, Sở Ngoại vụ, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố sẽ sớm xây dựng kế hoạch cụ thể hóa việc hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên," ông Phan Văn Mãi chia sẻ. Bên cạnh thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn Canada hợp tác và đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế. Canada có nhiều kinh nghiệm về phát triển bền vững, đây là mục tiêu mà Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng đến. Vì vậy, hai bên có thể tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ nhằm thúc đẩy sự phát triển đúng hướng, bền vững hơn. Cám ơn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dành thời gian tiếp, bà Mary Ng cho biết Phái đoàn Canada đến Việt Nam lần này có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, khoa học không gian, tăng trưởng Xanh, ứng phó biến đổi khí hậu cho thấy nhu cầu và mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam-Canada đã tăng trưởng trên 117% kể từ khi hai nước tham gia CPTPP. Canada xác định Việt Nam là đối tác, thị trường quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tại thành phố, nhiều doanh nghiệp Canada đã đầu tư vào lĩnh vực điện, năng lượng, mở văn phòng đại diện mà đang tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác mới nhằm tạo ra nhiều việc làm hơn. Bên cạnh việc kết nối đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh, Canada cũng mong muốn được lắng nghe thông tin từ các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, kinh doanh tại Canada. Theo bà Mary Ng, hiện có 275.000 Việt kiều sinh sống tại Canada và đây là cầu nối quan trọng để kết nối hai quốc gia. Sau chuyến thăm, Canada sẽ tích cực kết nối các quỹ đầu tư, tổ chức phái đoàn bao gồm các trường, viện nghiên cứu đến thành phố xúc tiến hợp tác phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Canada có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường và sẵn sàng chia sẻ với Thành phố Hồ Chí Minh về Chuyển đổi Xanh./.
28/03/2024
Xem thêm
Một dự án điện gió hơn 10 tỷ USD của “đại gia” Đan Mạch sẽ tạo hơn 45.000 việc làm cho lao động Việt Nam
Sáng 28/3, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đến từ Đan Mạch, đã phối hợp với Trường Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức hội thảo "Cơ hội nghề nghiệp ngành điện gió ngoài khơi". Theo Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt vào ngày 15/5/2023, Việt Nam có kế hoạch nâng công suất điện gió ngoài khơi từ mức 0 ở thời điểm năm 2023 lên 6GW vào năm 2030, tầm nhìn 70 - 91,5 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2050, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 (net zero) như đã cam kết tại COP26. Để đạt được mục tiêu này, các nhà đầu tư, nhà phát triển cũng như các nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn. Thực tế, Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi, đã có nhiều nhà đầu tư đến để đầu tư vào lĩnh vực này. Trước đây, vào ngày 22/7/2020, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) đã ký Biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Thuận phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận, với tổng công suất 3,5 GW và chi phí vốn ước tính 10,5 tỷ USD. Hiện nay, CIP đang phối hợp để nghiên cứu phát triển các dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại tỉnh Bình Thuận. Cụ thể, các thủ tục đang được hoàn tất để sẵn sàng triển khai, giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hoàn thành dự án trước năm 2030. Ông Stuart Livesey - Đại diện Tập đoàn CIP tại Việt Nam, Tổng Giám đốc Dự án Điện gió ngoài khơi La Gàn, chia sẻ tại hội thảo "Cơ hội nghề nghiệp ngành điện gió ngoài khơi": "Tập đoàn CIP sẽ cần một lực lượng lao động trình độ cao để phục vụ cho các dự án của tập đoàn trong tương lai. Ví dụ, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn khi được xây dựng hết công suất 3,5GW sẽ cần sự tham gia của 45.000 FTE, trong đó một FTE được tính là một nhân sự làm việc toàn thời gian trong vòng một năm". "CIP mong muốn nhân sự Việt Nam có cơ hội tiếp cận với cơ hội nghề nghiệp chất lượng, đa dạng trong ngành điện gió ngoài khơi, đồng thời hỗ trợ Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu các hạng mục phục vụ dự án điện gió ngoài khơi trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tương lai", ông Stuart Livese cho biết thêm. Hơn nữa, ông Stuart Livesey nhấn mạnh, "một dự án điện gió ngoài khơi từ giai đoạn cấp phép khảo sát đến giai đoạn vận hành thương mại thường kéo dài tối thiểu 6 năm. Do vậy, để đạt được mục tiêu 6GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030, góp phần hiện thực hóa cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050 của Việt Nam, cần sớm ban hành cơ chế thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi trong năm 2024, song song với việc từng bước hoàn thiện các chính sách và quy định liên quan. Chình vì vậy, CIP mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước và các đối tác trong nước để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, tạo tiền đề vững chắc để phối hợp triển khai các dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn ở Việt Nam". Trong suốt vòng đời của một trang trại điện gió ngoài khơi (khoảng 35 – 45 năm), một số vị trí công việc sẽ đồng hành cùng dự án trong cả 3 giai đoạn chính Phát triển, Thi công & Vận hành, một số vị trí khác sẽ chỉ cần tham gia trong một hoặc hai giai đoạn của dự án. Giai đoạn Thi công có nhu cầu sử dụng nhân sự cao nhất (chiếm 49% tổng số việc làm được tạo ra trong suốt vòng đời dự án), tiếp theo là giai đoạn Vận hành & Bảo trì (35%), cuối cùng là giai đoạn Phát triển (10%) và Tháo dỡ (6%). Trong số các vị trí công việc tại một trang trại gió ngoài khơi, có những công việc hoàn toàn mới và chưa từng xuất hiện tại Việt Nam, chẳng hạn như các vị trí phụ trách đánh giá sản lượng gió, chế tạo móng monopile, lắp đặt tuabin ngoài biển, kiểm tra và bảo trì cánh tuabin ngoài biển, vận hành vào bảo trì tuabin gió ngoài khơi. Thực tế, các dự án điện gió ngoài khơi mang đến nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội thông qua cơ hội việc làm cho nhân sự Việt Nam và sự phát triển của chuỗi cung ứng nội địa. Trong giai đoạn khởi tạo ngành điện gió ngoài khơi, những chính sách rõ ràng, mang tính khuyến khích sẽ giúp các nhà đầu tư có đủ sự tự tin và an tâm cần thiết để đưa ra các cam kết lâu dài và quyết định những khoản đầu tư trị giá nhiều tỷ USD, các nhà thầu có thể chủ động kế hoạch sản xuất và tuyển dụng nhân sự, các đơn vị đào tạo cũng có thể chủ động cập nhật, điều chỉnh chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu đầu ra của ngành.
28/03/2024
Xem thêm
NHNN phê duyệt danh sách 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024
Theo đó, 14 ngân hàng thuộc Nhóm các tổ chức tín dụng có tầm quan trọng hệ thống năm 2024 gồm: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB); Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt (LPBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB); Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). NHNN yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động của 14 tổ chức tín dụng nêu trên để ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.
28/03/2024
Xem thêm
Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm trong phiên chiều 29/3
Sau khi tăng nhanh và hạ nhiệt về cuối phiên trong phiên sáng, thị trường bước vào phiên chiều cố gắng lấy lại ngưỡng đỉnh cũ quanh 1.290 điểm, mức cao nhất kể từ cuối tháng 8/2022, nhưng đều không thành công do bảng điện tử phân hóa mạnh, trong khi các trụ cột ngoài TCB khởi sắc thì đều chững lại. Tuy vậy, khá nhiều bluechip sau đó đã nới đà đi lên, dù không mạnh nhưng cũng đủ giúp VN-Index chạm đến ngưỡng điểm trên trước khi bước vào phiên ATC và giữ được mốc điểm 1.290 điểm này khi đóng cửa khi lực cung có gia tăng đôi chút ở những phút cuối. Chốt phiên, sàn HOSE có 254 mã tăng và 209 mã giảm, VN-Index tăng 7,09 điểm (+0,55%), lên 1.290,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,01 tỷ đơn vị, giá trị 25.868,7 tỷ đồng, tăng hơn 10% về khối lượng và gần 8% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 123,7 triệu đơn vị, giá trị 3.029 tỷ đồng, trong đó, cổ phiếu ACB có gần 49 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.462 tỷ đồng. Cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN30 vẫn là TCB, dù chỉ còn +5,4% lên 48.000 đồng, khớp hơn 30 triệu đơn vị, một trong những phiên thanh khoản cao nhất của mã này trong lịch sử. Nới thêm đà đi lên đáng chú ý còn STB +3,7% lên 32.000 đồng, VHM +1,9% lên 43.300 đồng, SSI và FPT tăng 1,7%. Các sắc xanh khác còn tại MSN, VIC, VJC, MWG và các mã ngân hàng VPB, VIB, HDB, CTG, SHB, MBB, dù mức tăng chỉ trên dưới 1%. Trong đó, STB vươn lên khớp lệnh cao nhất nhóm khi có gần 32 triệu đơn vị, SSI khớp 26,4 triệu đơn vị. Những cổ phiếu giảm không đáng kể, với HPG, VCB, GAS, PLX, VRE khi chỉ mất trên dưới 1%. Cùng với đó là các mã VNM, SSB, GAS, BVH đứng tham chiếu. Dòng tiền phiên này phân hóa và không tập trung hướng vào nhóm ngành nào, nhưng một số cổ phiếu công ty chứng khoán đã bật lên tích cực vào cuối phiên. Trong đó, AGR là điểm sáng khi tăng kịch trần +6,84% lên 22.650 đồng, khớp 5,9 triệu đơn vị; CTS +3,9% lên 39.000 đồng, khớp 2,72 triệu đơn vị; HCM +3,6% lên 30.050 đồng, khớp 17,3 triệu đơn vị; VDS +3,4% lên 22.650 đồng, khớp 2,1 triệu đơn vị; BSI +3,1% lên 64.000 đồng, khớp 0,57 triệu đơn vị; FTS nhích 2,3% khớp 2,9 triệu đơn vị. Các cổ phiếu APG, TCI, TVS, ORS, VCI cũng đóng cửa trong sắc xanh. Trong khi đó, cổ phiếu VND là mã duy nhất giảm trong nhóm này, dù mức giảm cũng chỉ 0,4% xuống 23.200 đồng, khớp lệnh đứng thứ hai trên sàn khi có hơn 43,8 triệu đơn vị. Các cổ phiếu riêng lẻ ở các nhóm bán lẻ, nông nghiệp, bất động sản, xuất nhập khẩu, logistics cũng có được mức tăng đáng chú ý như FRT +6,7% lên 156.900 đồng, VRC +5,3% lên 12.950 đồng, PAN +4,4% lên 25.100 đồng, ASM +4,3% lên 13.350 đồng, GIL +4% lên 39.500 đồng, QCG +3,6% lên 12.900 đồng, HAG +3,2% lên 12.950 đồng, VHC +3% lên 79.300 đồng… Ở chiều ngược lại, chỉ một số ít giảm và chốt lời đáng kể là VPH -4,6% xuống 8.110 đồng, AGM -3,6% xuống 6.740 đồng, RDP -2,7% xuống 6.800 đồng và NVL -2,5% xuống 17.650 đồng và là cổ phiếu khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 45,1 triệu đơn vị. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giằng co nhẹ trên tham chiếu, trước khi có nhịp tăng khá mạnh ở những phút cuối. Đóng cửa, sàn HNX có 86 mã tăng và 85 mã giảm, HNX-Index tăng 1,07 điểm (+0,44%), lên 243,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 83,6 triệu đơn vị, giá trị 1.775,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,8 triệu đơn vị, giá trị 80,2 tỷ đồng. Hai cổ phiếu ngành than phiên sáng nổi sóng là TC6 và NBC đứng vững ở mức giá trần khi đóng cửa, khớp 1,77 triệu và 0,97 triệu đơn vị. Các mã chứng khoán cũng có mức tăng khá với EVS +3,5% lên 8.900 đồng, MBS +4,4% lên 30.800 đồng, BVS +5,9% lên 33.900 đồng, trong khi SHS chỉ +0,5% lên 20.600 đồng, khớp lệnh vượt trội khi có hơn 18,6 triệu đơn vị. Phần còn lại biến động nhẹ, với CEO, PVS, TNG, AMV, PVC giảm nhẹ, trong khi IDJ, LIG, NRC, IDJ đứng tham chiếu. Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index lùi về dưới tham chiếu vào giữa phiên, nhưng cũng đã hồi phục sau đó với nhịp tăng tích cực vào cuối phiên. Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,3 điểm (+0,33%), lên 91,48 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 33,6 triệu đơn vị, giá trị 425 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,85 triệu đơn vị, giá trị 49,2 tỷ đồng. Cổ phiếu NED giữ giá trần +13,9% lên 8.200 đồng, khớp lệnh hơn 1,35 triệu đơn vị. Những cái tên khác có thanh khoản cao hơn đều tăng, trong đó, SBS dẫn đầu với 4,25 triệu đơn vị và +3,9% lên 8.100 đồng. Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng, với VN30F2404 tăng 18,9 điểm, tương đương +1,47% lên 1.306,9 điểm, khớp lệnh hơn 196.700 đơn vị, khối lượng mở gần 47.000 đơn vị. Trên thị trường chứng quyền, phiên này mã CSTB2322 vượt trội về thanh khoản khi có hơn 8,05 triệu đơn vị khớp lệnh và tăng 30,3% lên 730 đồng/cq. Tiếp theo là CSTB2327 với gần 3 triệu đơn vị và tăng hơn 15,3% lên 600 đồng/cq.
28/03/2024
Xem thêm

LIÊN HỆ ĐA KÊNH VỚI SSI

Bạn có thể liên hệ đến SSI theo nhiều cách khác nhau

Bạn cần hỗ trợ thêm? Hãy để SSI đồng hành cùng bạn!

Tôi muốn

Follow SSI

top
1900545471