Tin HOSE
Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ
Trong ước tính thứ ba về tăng trưởng kinh tế quý IV/2023, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% được báo cáo trước đó. Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 66% hoạt động kinh tế, tăng trưởng ở mức 3,3%, cao hơn ước tính được đưa ra trước đó là 3,0%, trong đó điều chỉnh tăng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Chi tiêu kinh doanh cũng được điều chỉnh tăng, phản ánh mức đầu tư cao hơn cho cơ cấu sản xuất cũng như thương mại và chăm sóc sức khỏe so với ước tính trước đây. Chi tiêu cho các sản phẩm sở hữu trí tuệ cũng được điều chỉnh cao hơn, trong khi mức giảm chi tiêu cho thiết bị không quá mạnh như ước tính trước đó. Trong khi đó, đầu tư vào hàng tồn kho giảm xuống mức 54,9 tỷ USD so với ước tính trước đó là 66,3 tỷ USD. Gần như tất cả các ngành công nghiệp đều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Mỹ quý IV/2023, trong đó sản xuất hàng hóa không lâu bền dẫn đầu, tiếp theo là thương mại bán lẻ, sản xuất hàng hóa lâu bền, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội. Tuy nhiên lĩnh vực nông nghiệp, thương mại bán buôn, nghệ thuật, vui chơi giải trí lại là những lực cản nhỏ. Báo cáo từ Bộ Thương mại cũng cho thấy lợi nhuận tăng ở mức cao trong quý IV/2023 nhờ lực đẩy từ các tập đoàn phi tài chính. Lợi nhuận doanh nghiệp đã tăng 133,5 tỷ USD trong quý IV/2023, sau khi tăng 108,7 tỷ USD trong quý trước đó. Lợi nhuận của các công ty phi tài chính nội địa tăng 136,5 tỷ USD, trong khi lợi nhuận của các tổ chức tài chính tăng 5,9 tỷ USD, bù đắp cho sự sụt giảm 8,9 tỷ USD lợi nhuận từ các doanh nghiệp khác. Áp lực lạm phát cơ bản trong quý IV/2023 cũng được Bộ Thương mại Mỹ điều chỉnh giảm xuống còn 2,0%, từ mức 2,1% được ước tính trước đó. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6/2024. Nền kinh tế Mỹ hiện vẫn đang tăng trưởng nhanh hơn mức 1,8% được các quan chức Fed coi là tốc độ tăng trưởng phi lạm phát. Nền kinh tế số một thế giới đã tăng trưởng 2,5% trong năm 2023, tăng tốc từ mức 1,9% của năm 2022. Ước tính tăng trưởng trong quý I/2024 ở mức 2,0%.
29/03/2024
Xem thêm
Loạt chuyên gia kiến nghị bỏ độc quyền vàng, cho nhiều doanh nghiệp sản xuất vàng miếng
Tại phiên họp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình bày báo cáo về diễn biến kinh tế vĩ mô, hoạt động ngân hàng quý I/2024; đề xuất tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tình hình thị trường vàng và các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian Về quản lý thị trường vàng, tại cuộc họp, ý kiến của các chuyên gia cho rằng qua 12 năm thực hiện, Nghị định 24 đã đạt những thành công và hoàn thành sứ mệnh. Các ý kiến bày tỏ đồng tình với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện Tại cuộc họp, các chuyên gia cũng cũng đề nghị sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý để bắt kịp với sự dịch chuyển của kinh tế thế giới nhất là trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất lao động; khẳng định mục tiêu "chống vàng hóa" đã thành công, đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC. Tại cuộc họp, các chuyên gia thống nhất đánh giá tình hình kinh tế đất nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực; nhấn mạnh thực tiễn đã chứng minh các kết quả đạt được về chính sách tiền tệ, tài khóa thời gian qua là rất đáng mừng; cho rằng "tình hình lạm phát năm nay không đáng lo ngại"... Phân tích tình hình thế giới và trong nước, các chuyên gia đề xuất các giải pháp liên quan đến chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; chính sách đầu tư, xây dựng trong đó có nhà ở xã hội; chính sách kích cầu nội địa, thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư tư nhân; "bơm máu" cho doanh nghiệp,… Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan thường trực của Hội đồng nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo, đề xuất các giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, các cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường vàng để phát triển thị trường vàng minh bạch, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
29/03/2024
Xem thêm
Các thị trường châu Á biến động theo nhận định của giới chức Fed về lãi suất
Trong phiên giao dịch ngày 28/3 tại châu Á, các thị trường chứng khoán diễn biến trái chiều sau một phát biểu củaCục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về kế hoạch hạ lãi suất. Trên các thị trường hàng hóa, giá vàng tăng nhẹ, trong khi giá dầu tăng trở lại sau hai phiên giảm. *Các nhà đầu tư chứng khoán thận trọng Các nhà đầu tư chứng khoán tại châu Á thận trọng trong phiên 28/3, sau khi một quan chức Fed đề cập đến khả năng lùi thời điểm hạ lãi suất hoặc giảm số lần hạ. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,5%, xuống 40.168,07 điểm. Tại Trung Quốc chỉ sốHang Seng của Hong Kong tăng0,9%, lên 16.541,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,6%, lên 3.010,66 điểm. Đà phục hồi gần đây của thị trường đã bắt đầu yếu hơn khi các nhà giao dịch đánh giá về triển vọng chính sách tiền tệ tại Mỹ, với một loạt các số liệu kinh tế và lạm phát vượt dự báo đặt ra vấn đề liệu Fed có tiếp tục kế hoạch hạ lãi suất 3 lần trong năm nay hay không. Các phát biểu của các quan chức Fed trong tuần qua đã không thúc đẩy lòng tin trên thị trường. Chủ tịch Fed tại Atlanta, Raphael Bostic, ngày 25/3 đã nhắc lại phát biểu vào cuối tuần trước về khả năng chỉ có một lần hạ lãi suất trong năm nay, trong khi Thống đốc Lisa Cook cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng. Gần đây nhất, Thống đốc Fed Christopher Waller, nói rằng cần giảm số lần hạ lãi suất hoặc lùi thời điểm hạ do các số liệu gần đây. Ông có phát biểu trên trước khi số liệu về chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được công bố vào ngày 29/3, với dự báo sẽ tăng nhẹ. * Giá vàng tăng nhẹ Giá vàng nhích nhẹ trong phiên này, khi các nhà đầu tư đánh giá các phát biểu của Thống đốc Fed Waller về kế hoạch hạ lãi suất của Fed và chờ thêm các số liệu kinh tế của Mỹ. Giá vàng giao ngay tăng 0,1%, lên2.195,73 USD/ounce vào lúc 14 giờ 12 phút (theo giờ Việt Nam). Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,2%, lên 2.194,4 USD/ounce. Giá vàng chạm mức cao kỷ lục trong tuần trước sau khi Fed dự kiến có ba lần hạ lãi suất trong năm nay, dù số liệu lạm phát gần đây cao. ÔngWaller trong phát biểu ngày 27/3 cho rằng số liệu lạm phát gần đây gây thất vọng là lý do để Fed trì hoãn việc hạ lãi suất. Các nhà đầu tư đang chờ số liệu về chỉ số PCE lõi sẽ được công bố ngày 29/3 để nhận định về thời điểm Fed có thể bắt đầu hành động. Chỉ số PCE trong tháng 2/2024tăng 0,3% so với tháng trước đó và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. * Giá dầu tăng trở lại Giá dầu tăng sau hai phiên giảm, khi các nhà đầu tư đánh giá lại số liệu mới nhất về dự trữ xăng dầu của Mỹ và nối lại hoạt động mua vào. Giá dầu Brent giao tháng 5/2024 tăng 40 xu Mỹ, hay 0,5%, lên86,49 USD/thùng, trong khi hợp đồng giao tháng 6/2024 tăng 36 xu Mỹ, hay 0,4%, lên 85,77 USD/thùng vào lúc 14 giờ 57 phút (theo giờ Việt Nam). Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 5/2024 tăng44 xu Mỹ, hay 0,5%, lên 81,79 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều trên đà tăng tháng thứ ba liên tiếp, khi đã tăng 4,5% so với tháng trước. Trong phiên trước, giá dầu chịu sức ép do dự trữ xăng, dầu của Mỹ trong tuần trước bất ngờ tăng, do lượng dầu nhập khẩu tăng và nhu cầu thấp. Các nhà đầu tư sẽ chờ cuộc họp của Ủy ban Giám sát chung cấp bộ trưởngcủa Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tuần tới, trong bối cảnh có những lo ngại về nguồn cung do các rủi ro địa chính trị.
28/03/2024
Xem thêm

LIÊN HỆ ĐA KÊNH VỚI SSI

Bạn có thể liên hệ đến SSI theo nhiều cách khác nhau

Bạn cần hỗ trợ thêm? Hãy để SSI đồng hành cùng bạn!

Tôi muốn

Follow SSI

top
1900545471