Ông Nguyễn Duy Hưng: Thanh khoản và số lượng tài khoản mới lập kỷ lục là ước mơ không ai nghĩ đến và nằm ngoài kế hoạch

(Nguồn: Vietnambiz.vn) Thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa trong năm 2021 nhưng vẫn còn nhiều điểm bất thường đáng

Trở lại
Ông Nguyễn Duy Hưng: Thanh khoản và số lượng tài khoản mới lập kỷ lục là ước mơ không ai nghĩ đến và nằm ngoài kế hoạch

28/12/2021

(Nguồn: Vietnambiz.vnThị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa trong năm 2021 nhưng vẫn còn nhiều điểm bất thường đáng lưu tâm như đà tăng của cổ phiếu đầu cơ bất chấp tình hình kinh doanh, chỉ số tăng nóng lệch pha với giá trị thực tế... Chủ tịch Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng và TS Cấn Văn Lực đã chỉ ra điểm bình thường, bất thường trên thị trường năm qua.
 

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng âm trong quý III/2021 và đặc biệt khoảng 120.000 doanh nghiệp Việt Nam phải tạm dừng hoạt động trong năm 2021 nhưng thị trường chứng khoán lên đỉnh ngoạn mục về cả điểm số và thanh khoản. 

Trong năm, nhiều mã cổ phiếu ghi nhận tăng giá đến 100 - 400% như CMS, CEO, VTH, SDA, VKC, DZM, TC6… chỉ trong 1 tháng trong khi hiệu quả hoạt động kinh doanh không có gì nổi trội. 

Chỉ số VN-Index, HNX-Index tăng mạnh nhưng với doanh nghiệp, việc huy động vốn mới vẫn không chút dễ dàng. Mức lãi suất trái phiếu 15%, thậm chí 18% là một thực tế nhiều doanh nghiệp đã trả cho việc gọi vốn năm 2021. Bộ Tài chính đã phải nhiều lần cảnh báo, phía sau đó là những câu chuyện bất bình thường.

Tại buổi Hội thảo "10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2021", ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI đã lý giải hai từ "bình thường" và "bất thường" ở nhiều góc cạnh nhằm giúp nhà đầu tư hiểu thực tại thị trường trước khi bước vào mùa kinh doanh mới năm 2022.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI. Ảnh chụp màn hình

Theo quan điểm của ông Hưng, phải chăng những gì xảy ra không theo đúng ý chúng ta sẽ được coi là bất thường, xảy ra theo đúng suy nghĩ thì bình thường. Về bản chất, không nên đánh giá bất thường hay bình thường là xấu hay tốt vì khi bản thân thị trường chứng khoán sinh ra đã chấp nhận sự khác nhau do nhận thức, định nghĩa, cung cầu,...

Lấy ví dụ về sự tăng trưởng bất thường nhưng được coi là sự bình thường, ông Hưng cho biết trong năm nay thanh khoản thị trường và số lượng tài khoản mở mới lập kỷ lục, là ước mơ không ai nghĩ đến và nằm ngoài kế hoạch. 

Hay như thời điểm ban đầu thành lập, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được ra đời với hai chức năng là xây dựng thị trường và kiểm soát thị trường. Sau 21 năm thị trường phát triển, có thể nói rằng chức năng xây dựng thị trường đã cơ bản được hoàn thành và hiện tại cần tập trung kiểm soát thị trường với sự vào cuộc những vụ thao túng giá, vi phạm công bố thông tin, chấn chỉnh thị trường trái phiếu... 

Chia sẻ quan điểm thực tế về thị trường chứng khoán, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định 3 điểm bình thường trong năm qua: 

Thứ nhất, dòng vốn rẻ ồ ạt đổ vào thị trường từ 3 nguồn chính: các gói kích thích hỗ trợ từ chính phủ (chiếm 4% GDP), tiền gửi từ ngân hàng sang chứng khoán và lãi suất thấp

Thứ hai, kinh tế thế giới phục hồi khả quan trong năm nay nhưng thị trường Việt Nam có độ trễ. Ông Lực đánh giá thị trường chứng khoán luôn đi trước kinh tế khoảng 3 - 6 tháng, rõ ràng nhà đầu tư đã chiết khấu một phần kỳ vọng tăng trưởng vào chỉ số chứng khoán năm nay.

Điều này có thể thể hiện qua lợi nhuận doanh nghiệp tăng khoảng 20 -30%, theo đó P/E năm nay chỉ ở mức 17 lần, khác hoàn toàn so với bối cảnh P/E ở mức 25 lần những năm trước. 

Thứ ba, sức cầu trên thị trường trường chứng khoán tăng mạnh nhờ 3 lý do chính: (i) dịch bệnh kinh doanh bị ảnh hưởng buộc cả NĐT tổ chức và cá nhân phải dịch chuyển kênh đầu tư; (ii) giãn cách xã hội và (iii) nhiều NĐT chốt lời bất động sản để đầu tư chứng khoán. 

Đối với 3 điểm bất bình thường, ông Cấn Văn Lực cho rằng thị trường có vẻ đang tăng quá nóng, lệch pha so với tình hình thực tế. So sánh mối tương quan giữa GDP và chỉ số chứng khoán của thế giới và Việt Nam, có thể thấy rằng chỉ số chứng khoán vẫn tăng 15% trong năm 2020 và 35% trong năm 2021, vượt trôi hơn hẳn so với nền kinh tế tăng trưởng âm.

Điểm bất thường thứ hai là tâm lý đám đông, hiện tượng "làm bóng" tình hình tài chính doanh nghiệp, có thể thấy qua giá cổ phiếu nhiều công ty vẫn tăng mạnh bất chấp tình hình kinh doanh bết bát.

Cuối cùng, chứng khoán Việt Nam năm nay chỉ tăng tập trung vào 6 lĩnh vực: ngân hàng, bất động sản, thực phẩm, tài nguyên cơ bản, xây dựng và dịch vụ tài chính. Những nhóm ngành này chi phối toàn thị trường, gây ra rủi ro nếu chỉ cần 1 trong 6 lĩnh vực điêu đứng. 

Công ty cổ phần chứng khoán SSI