HƯỚNG DẪN ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ BẢN (Phần 1)

Trong thị trường chứng khoán đa dạng, ngay cả những nhà đầu tư (NĐT) giàu kinh nghiệm nhất cũng không thể bỏ qua việc

Trở lại
HƯỚNG DẪN ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ BẢN (Phần 1)

13/11/2021

Trong thị trường chứng khoán đa dạng, ngay cả những nhà đầu tư (NĐT) giàu kinh nghiệm nhất cũng không thể bỏ qua việc đọc báo cáo tài chính trong phong cách đầu tư của mình. Có thể thấy, việc Đọc và phân tích các báo cáo tài chính không chỉ cần thiết trong lĩnh vực kiểm - kiểm hay ngân hàng mà trong chứng khoán cũng vô cùng hữu ích.

Tuy vậy, nhiều NĐT, đặc biệt NĐT vừa tham gia thị trường vẫn thường mắc sai lầm khi chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc đọc báo cáo tài chính hoặc chưa biết cách phân tích hiệu quả nhất.
 
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là tổng hợp các báo cáo cung cấp thông tin về hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu,...Trong đó, thông tin được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu, rõ ràng, dễ đọc và dễ hiểu.
 
Việc đọc và phân tích chính xác báo cáo tài chính của các doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ NĐT xác định tình hình tài chính hay kết quả kinh doanh của từng công ty mà còn là cơ sở tin cậy để NĐT nhìn nhận triển vọng trong tương lai của các doanh nghiệp. Từ đó, NĐT có thể đưa ra các quyết định mua bán cổ phiếu đúng thời điểm với giá trị sinh lời vượt trội.
 
Theo chế độ kế toán tại Việt Nam hiện nay, báo cáo tài chính doanh nghiệp thông thường được lập thành bộ báo cáo bao gồm:

 
Như vậy, để đọc hiểu được báo cáo tài chính NĐT cần hiểu được 3/4 loại báo cáo trên là: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Sau đây, NĐT hãy cùng SSI đi tìm hiểu cách đọc chi tiết của từng loại báo cáo vừa nêu.
 
HƯỚNG DẪN ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHI TIẾT
 
1. Bảng cân đối kế toán
 
1.1. Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là bản báo cáo phản ánh toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm làm báo cáo thông qua quy mô và sự tương quan giữa Tài sản mà công ty sở hữu với nguồn Vốn hình thành nên các tài sản đó.
 
1.2. Cấu trúc
 
1.3. Phân tích
Nắm vững các thông số cơ bản, NĐT có thể đọc và hiểu một cách tương đối một Bảng cân đối kế toán. Và để phân tích sâu hơn các thông tin, NĐT cần sử dụng thêm các kỹ thuật phân tích. Hầu hết cách phân tích hiện nay sẽ thông qua phân tích các chỉ số tài chính.
 
Những chỉ số tài chính có thể sử dụng để phân tích Bảng cân đối kế toán rất đa dạng. Tuy nhiên, dưới góc độ của một NĐT, chỉ số D/E (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) là một trong những chỉ số điển hình NĐT cần quan tâm. Bởi vì chỉ số này sẽ cung cấp cho NĐT một cái nhìn cụ thể rằng doanh nghiệp có thể đáp ứng các khoản nợ của mình được không và cách họ sử dụng nguồn tài chính đã thực sự hiệu quả.
 
Ngoài ra còn có các tỷ lệ khác được sử dụng phổ biến khi phân tích Bảng cân đối kế toán như: Hệ số khả năng thanh khoản, Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả), Thời gian thu/trả tiền bình quân,...
 
Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho quý NĐT. Hướng dẫn chi tiết đọc các bản báo cáo còn lại sẽ được cập nhật trong các bài viết sau. NĐT đừng bỏ lỡ tại website của SSI.
 
Ngoài ra, Quý nhà đầu tư đquên mở tài khoản chứng khoán tại SSIđược liên tục cập nhật những báo cáo, nhận định đa dạng và hiệu quả nhất trên thị trường. (Tham khảo báo cáo phân tích SSI Research TẠI ĐÂY)

Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ môi giới để được giải đáp hoặc gọi điện đến hotline: 1900545471 hoặc nhắn tin đến Fanpage: Chứng khoán SSI để được hỗ trợ. Chúc quý khách đầu tư thành công!
 
Công ty cổ phần chứng khoán SSI