Báo cáo chiến lược

Đấu giá mới nhất

Báo cáo chiến lược
Báo cáo chiến lược Tháng 4/2025: Tái ông thất mã
Định giá TTCK Việt Nam hiện nay thấp hơn so với giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 2028-2019, cũng như ở các lần biến động khác trong 10 năm gần đây. Câu chuyện tăng trưởng nội địa của Việt Nam vẫn mạnh mẽ. 
Tin xấu có thể lại là cơ hội tốt đối với các NĐT, đặc biệt là cơ hội ở các ngành phòng thủ như Hàng tiêu dùng thiết yếu, Năng lượng/Điện, CNTT và các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng trong nước như Vật liệu xây dựng.
Danh mục khuyến nghị tháng 4/2025: Đóng khuyến nghị: FRT, VNM, KBC, MBB, HHV  - Thêm mới: VCG, PAT, BMP, NT2.

08/04/2025

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 3/2025: 1 - 0
SSIResearch cho rằng các yếu tố tiếp tục thúc đẩy TTCK Việt Nam đi lên là định giá hấp dẫn, triển vọng nâng hạng và các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ. Rủi ro thuế quan với Việt Nam là có, nhưng thấp hơn các nước khác.
Chiến lược giao dịch trong giai đoạn TTCK có sự cải thiện về thanh khoản nên tập trung vào các nhóm ngành thu hút mạnh dòng tiền.
Rủi ro thị trường điều chỉnh: Căng thẳng chiến tranh thương mại leo thang và lan rộng, USD biến động tăng mạnh trở lại, áp lực chốt lời mùa báo cáo KQKD.
Danh mục khuyến nghị tháng 3/2025: Đóng khuyến nghị: PNJ, KDH, HAH, VPB - Thêm mới: FRT, VNM, KBC, MBB - Nắm giữ: HHV

07/03/2025

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 2/2025: Linh hoạt trong biến động
Trên TTCK, Việt Nam trải qua tháng 1 giao dịch trầm lắng nhưng theo hướng tích cực và ổn định hơn các thị trường trong khu vực. NĐT trong nước nâng đỡ lực bán từ khối ngoại, điểm sáng trong tháng đến từ nhóm Ngân hàng, Cảng & Vận tải biển và Đầu tư công.
Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng trung hạn của VNIndex vẫn trong giai đoạn Tích lũy trong kênh giá 1.180 – 1.300. Hiện tại, VNIndex đang trong nhịp thử thách vùng kháng cự 1.275. Vùng hỗ trợ quan trọng MA20 tuần quanh 1.260 kỳ vọng nâng đỡ tốt cho chỉ số.
Các thách thức TTCK Việt Nam cần phải vượt qua: tốc độ hạ lãi suất chậm lại của Fed, biến động tỷ giá, động lực tiêu dùng trong nước cần thêm thời gian hồi phục và chính sách khó đoán của Tổng thống Trump sẽ gây rủi ro cho tăng trưởng của kênh xuất khẩu.
Tuy nhiên, các cải cách mạnh mẽ dần được thực thi, nền kinh tế và LN thị trường tiếp tục mở rộng tăng trưởng, tỷ giá ổn định lại từ nửa cuối năm và kỳ vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi. Theo đó, SSIResearch kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ có cơ hội được định giá lại và duy trì hồi phục dần trong tháng tới. 
Rủi ro cho nhịp phục hồi: tỷ giá biến động mạnh, chính sách thuế quan khó lường của Mỹ, tăng trưởng kinh tế và LN thị trường không như kỳ vọng.
Danh mục khuyến nghị tháng 2/2025: Chốt lời: CTG – Đóng khuyến nghị: VHC, HDG, VCI - Thêm mới: PNJ, HHV - Nắm giữ: KDH, HAH, VPB. 

10/02/2025

Tải xuống
Triển vọng Thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2025: Kỷ nguyên mới
Từ góc nhìn của chúng tôi, năm 2025 hứa hẹn sẽ mở ra các yếu tố hỗ trợ mạnh sau thời gian dài chờ đợi và kỳ vọng thay đổi. Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày cuối năm 2024, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết đất nước đang bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.  
Kỷ nguyên mới đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải chuẩn bị cho những thay đổi chưa từng thấy từ trước tới nay. Những cải cách đang được thực thi bắt đầu từ cuối năm 2024, bao gồm thực hiện tinh gọn bộ máy Chính phủ, quyết tâm đẩy nhanh đầu tư công vào hạ tầng, và giải quyết những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực bất động sản, nếu thành công, đây sẽ là ba yếu tố trong nước có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng 2025 theo quan điểm của chúng tôi. Đất nước đang cần vốn cho kế hoạch phát triển tổng thể trong 5 năm tới và chúng tôi tin rằng những yếu tố này đang định hình nền tảng cho thị trường chứng khoán đạt được mức tăng trong năm 2025.
Dựa trên chủ điểm đầu tư của chúng tôi, danh sách 10 cổ phiếu chúng tôi khuyến nghị cho năm 2025 bao gồm HPG, MWG, FPT, DPR, CTD, NT2, CTG, TCB, ACV và KDH.

09/01/2025

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 12/2024: Linh hoạt ứng biến
Trong tháng 11, khối ngoại có tháng bán ròng gần như xuyên suốt tại TTCK Việt Nam và có dấu hiệu quay lại mua ròng trong tuần cuối tháng khi tỷ giá trong nước hạ nhiệt. GT bán ròng của khối ngoại tăng lên gần 12 nghìn tỷ đồng trong tháng 11. Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại tăng lên ngưỡng 13,92% vào cuối tháng 11, cao nhất kể từ tháng 4/2023. Điều này tương đồng với diễn biến dòng vốn toàn cầu với xu hướng vào ròng quỹ cổ phiếu tiếp diễn mạnh mẽ nhưng chủ yếu tập trung ở TTCK Mỹ và dòng vốn vào thị trường đang phát triển (EM) đảo chiều rút ròng.

09/12/2024

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 11/2024: Kiên tâm chờ đợi
Chiến lược: Tập trung vào các công ty có lợi nhuận tăng trưởng mạnh, vì đây vẫn được kỳ vọng là yếu tố chính dẫn dắt giá cổ phiếu trong năm 2024 và 2025. Dệt may, Thủy sản (cá tra), Cảng & Vận tải biển là các ngành có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và chính sách thương mại mới của Mỹ. Trong khi cần phải tiếp tục theo dõi những biến động chính sách từ Mỹ, lãi suất và biến động tỷ giá là 2 yếu tố vĩ mô trong nước cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình quản lý rủi ro.
Danh mục khuyến nghị tháng 11: Thêm mới: HDG – Nắm giữ: KDH, VCI, HPG, VPB, HAH, CTG

07/11/2024

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 10/2024: Đón đầu Dòng chảy
Sang tháng 10, TTCK Việt Nam có khả năng tiếp tục đón nhận các sự kiện hầu hết theo chiều hướng tích cực. Theo quy mô vốn hóa, tỷ trọng GTGD phân bổ dành cho nhóm VN30 đang ở mức 50% - cao nhất kể từ đầu năm nhờ giao dịch mạnh hơn ở nhóm Ngân hàng và một số mã Bất động sản trụ cột. Ngắn hạn, một nhịp dừng tích lũy là cần thiết, tuy nhiên tăng trưởng LN doanh nghiệp niêm yết mạnh hơn về cuối năm 2024 và 2025 sẽ đưa TTCK quay lại xu hướng đi lên. 
Danh mục khuyến nghị tháng 10: Thêm mới: KDH, VCI, HPG, VPB, HAH – Nắm giữ: CTG – Loại ra: VLB, MWG, VNM, DPR.

07/10/2024

Tải xuống
Cập nhật Giải pháp hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài
Với việc nâng hạng lên thị trường mới nổi, theo ước tính sơ bộ từ chúng tôi dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,7 tỷ USD, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động (FTSE Russell ước tính tổng tài sản từ các quỹ chủ động gấp 5 lần so với các quỹ ETF).
Các cổ phiếu hưởng lợi: VNM, VHM, VIC, HPG, VCB, SSI, MSN, VND, DGC, VRE, VCI.

18/09/2024

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 9/2024: Vượt bão
Trọng tâm theo dõi sẽ quay lại tập trung vào các yếu tố nội tại trong nước. NĐT tiếp tục phân bổ danh mục cân bằng, đảm bảo hưởng lợi từ kỳ vọng hồi phục tăng trưởng như Tiêu dùng (Thực phẩm, Bán lẻ), Xuất khẩu, Ngân hàng, Xây dựng/VLXD. 
Danh mục khuyến nghị tháng 9: Thêm mới: CTG, VLB, MWG – Nắm giữ: VNM, DPR – Loại ra: PNJ, HAH

08/09/2024

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 8/2024: THỬ THÁCH lớn - CƠ HỘI lớn
TTCK biến động mạnh hơn trong những phiên đầu tháng 8 khi xuất hiện các biến số rủi ro mới. Tuy nhiên, một số yếu tố tích cực có thể đã bị bỏ qua do yếu tố tâm lý chi phối như: (i) Rủi ro tỷ giá giảm dần; (ii) Xu hướng phục hồi LN theo quý tích cực và định giá thị trường sẽ về mức hấp dẫn hơn khi giá tiếp tục điều chỉnh. Theo ước tính của chúng tôi, hầu hết các nhóm cổ phiếu đều đang có định giá ước tính 1 năm thấp hơn so với bình quân 5 năm.
Về mặt kỹ thuật, vùng hỗ trợ trung hạn 1.145 - 1.155 cho VNIndex được kỳ vọng có thể tạo sự cân bằng.
NĐT nên tìm kiếm cơ hội ở các ngành/cổ phiếu còn dư địa mở rộng định giá và có các yếu tố hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế trong nửa cuối năm (Hàng tiêu dùng, Cảng - vận tải biển). Biến động thái quá do yếu tố tâm lý cũng sẽ tạo cơ hội tốt cho các nhóm cổ phiếu có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt ổn định, cũng như các nhóm cổ phiếu có bảng cân đối mạnh. Chiến lược khuyến nghị “Tích lũy từng phần khi giá giảm sâu”.
Danh mục khuyến nghị tháng 8: Thêm mới: VNM – Nắm giữ: PNJ, HAH, DPR – Loại ra: VHC, ACV, MSN.

06/08/2024

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 7/2024: Nhịp dừng quan sát
Với triển vọng KQKD Q2.2024, trong danh sách theo dõi của SSI Research, triển vọng tăng trưởng tích cực được ghi nhận ở nhiều mã Ngân hàng lớn, nhóm Thép, nhóm Tiêu dùng thiết yếu và Tiêu dùng không thiết yếu, nhóm Cảng & Vận tải biển. Mặc dù giai đoạn một số nhóm cổ phiếu lên mạnh vừa qua có thể đã phản ánh phần lớn triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của nhóm này, chúng tôi vẫn tin rằng tăng trưởng KQKD tích cực thay phiên nhau giữa các nhóm ngành và cổ phiếu vẫn sẽ tiếp tục là động lực của thị trường.
Trong ngắn hạn, sự thận trọng quan sát trong giai đoạn này là cần thiết khi rủi ro thị trường chung đang gia tăng. NĐT nên kiên nhẫn chờ đợi vùng giá thật sự hấp dẫn, tập trung câu chuyện riêng của từng cổ phiếu để giải ngân mới; trong khi có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu được kỳ vọng tăng trưởng mạnh.
Danh mục khuyến nghị tháng 7: Thêm mới: PNJ, VHC, DPR – Nắm giữ: ACV, HAH, MSN.

 

05/07/2024

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 6/2024: Bảo vệ thành quả
Sau khi nhấn mạnh thời điểm chọn lọc cổ phiếu vào tháng trước, việc tận dụng vùng giá cao để bảo toàn thành quả cho danh mục là chiến lược phù hợp với bối cảnh thị trường hiện tại. Ở chiều mua, việc đa dạng hóa theo ngành có thể giúp NĐT chủ động đón đầu dòng tiền liên tục xoay vòng và hạn chế rủi ro. Theo ước tính của SSI Research, các cổ phiếu có KQKD tăng trưởng vững chắc trong các nhóm ngành Bán lẻ, Thép-Tôn mạ, Chứng khoán và Xuất khẩu sẽ có cơ hội nhiều nhất trong năm 2024. Trong khi đó, sự chú ý của thị trường còn mở rộng sang một số nhóm ngành có định giá gần như đi ngang nếu tính từ đầu năm 2023 như nhóm Thực phẩm đồ uống và nhóm Tiện ích (điện) và các cổ phiếu dự kiến trả cổ tức cao.
Danh mục khuyến nghị tháng 6 của SSI Research: HAH, PPC, VPB, IDC, ACV, PVS, MSN

10/06/2024

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 5/2024: Thời điểm sàng lọc
Sự phục hồi bền vững trên diện rộng của tăng trưởng LN thị trường trong các quý tiếp theo là cần thiết. Trước khi thị trường xây lại nền tảng vững chắc, việc đa dạng và cân bằng trạng thái danh mục, nắm bắt nhanh cơ hội ở những nhịp biến động là chiến lược phù hợp NĐT cần chuẩn bị trong bối cảnh hiện nay.
Danh mục khuyến nghị tháng 5 của SSI Research: IDC, ACV, PVS, MSN, PVT

07/05/2024

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 4/2024: Nhìn bức tranh lớn
Kịch bản dự đoán cho thị trường là điều chỉnh ngắn hạn, tích lũy và quay lại xu hướng tăng chính. Tháng 4 cao điểm mùa BCTC quý 1 và ĐHCĐ và các chủ đề liên quan tăng trưởng như kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh vẫn sẽ thu hút sự quan tâm của dòng tiền. Trong giai đoạn thị trường điều chỉnh lành mạnh, NĐT nên tập trung vào bức tranh lớn và triển vọng tăng trưởng ở từng cổ phiếu để lựa chọn vùng giá tích lũy phù hợp.
Danh mục khuyến nghị tháng 4 của SSI Research: KDH, FMC, VPB, PLX, PVT, MSN

08/04/2024

Tải xuống
Báo cáo chiến lược Tháng 3/2024: Mùa gặt Tháng 3
Theo PTKT, vận động của thị trường trong tháng 3 được chia thành 2 kịch bản Tích cực và Thận trọng. Kịch bản Tích cực - nhịp điều chỉnh ngắn hạn nếu có của VNIndex được hỗ trợ tại vùng 1.220-1.225 và hồi phục dần hướng lên 1.280. Vượt được ngưỡng này, có thể kỳ vọng mục tiêu tiếp theo hướng đến 1.300. 
Biến động giá cổ phiếu có liên hệ sát tăng trưởng lợi nhuận theo trong các quý gần đây. NĐT sau khi bảo toàn lợi nhuận có thể tiếp tục tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua vào/tăng tỷ trọng ở cổ phiếu triển vọng nhất trong các nhóm được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn nửa đầu năm 2024 như Thép-Tôn mạ, Bán lẻ, Tiêu dùng, Chứng khoán.
Danh mục khuyến nghị tháng 3 của SSI Research đề xuất tiếp tục nắm giữ với QNS, PVT, DPR và VCI và thêm mới các mã PLX, MSN, PNJ.

06/03/2024

Tải xuống
Mở tài khoản Web Trading GDCK cơ sở Web Trading GDCK phái sinh Bảng giá
Công ty cổ phần chứng khoán SSI