Báo cáo vĩ mô

Đấu giá mới nhất

Báo cáo vĩ mô
Vietnam Chartbook October 2016

Tỷ giá tham chiếu từ 1/9 đến 11/11/2016 đã tăng +0.62% còn tính từ đầu năm tăng +0.76%. Tỷ giá trên thị trường chính thức cũng như tự do tăng thấp hơn và phản ứng theo hướng thụ động hơn. Từ đầu tháng 9, tỷ giá chính thức tăng +0.13%, tỷ giá tự do tăng +0.38%. Điểm khác biệt trong chính sách tỷ giá năm 2016 so với năm 2015 là Việt nam không chạy theo điều chỉnh tỷ giá đồng VND để tạo lợi thế cạnh tranh. Đồng NDT của Trung Quốc đã mất giá -4.6% YTD trong khi đồng VND của Việt nam lại tăng +0.69% trên thị trường chính thức. Diễn biến này hoàn toàn trái ngược với tháng 8/2015 khi NHTW Trung Quốc phá giá đồng NDT, Việt nam đã điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ khiến đồng VND mất giá -5% trong năm 2015.

16/11/2016

Tải xuống
Weekly Money Market Highlight 24/10/2016-28/10/2016

Lãi suất liên ngân hàng dù có tăng nhẹ nhưng tiếp tục ở mức thấp. Lãi suất cho vay qua đêm dao động quanh mức 0,28%-0,4%/năm. Lãi suất đối với các khoản vay 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng lần lượt xấp xỉ 0,46%; 1,39% và 3,2%/năm.

Lãi suất trên thị trường 1 tiếp tục không có biến động lớn với mức lãi suất 5% áp dụng cho các khoản tiền gửi 1 tháng. Các kỳ hạn khác như 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng tiếp tục được các ngân hàng chào ở mức lãi suất lần lượt 5,5%, 6,0% và 6,7%/năm.

16/11/2016

Tải xuống
Weekly Fund Factsheet 20161028

Chịu ảnh hưởng sự sụt giảm chung của thị trường, các quỹ có NAV với ngày chốt giá trong 3 ngày đầu tuần qua đều giảm so với lần cập nhật trước. Riêng VNM và HPG tăng nhẹ ngày 26/10-27/10 giúp 2 quỹ VFMVF1 và VFMVF4 có NAV cùng tăng nhẹ 0,28% trong kỳ.

16/11/2016

Tải xuống
Weekly Fund Flow Report 28/10/2016

Giá dầu tăng và khả năng FED nâng lãi suất đang đến gần khiến giới đầu tư quan tâm hơn đến lạm phát. Tổng inflow vào các quỹ đầu tư trái phiếu phòng vệ lạm phát (inflation protected bond) của tuần này tăng lên mức cao thứ 2 trong lịch sử, +1 tỷ USD. Kể từ giữa tháng 6, dòng vốn vào các quỹ đầu tư này đã tăng liên tục và cường độ inflow tăng rõ rệt trong các tuần tháng 10.

Tỷ lệ dự báo FED sẽ nâng lãi suất trong phiên họp tháng 12 đã lên tới 60% trong khi cùng kỳ 2015, tỷ lệ dự báo FED nâng lãi suất vào tháng 12/2015 chỉ là 32%. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ và EU đã tăng lên mức cao nhất 6 tháng. Cùng với đó, outflow khỏi các quỹ đầu tư trái phiếu đủ chuẩn (investment grade fund) tăng lên mức cao nhất 3 tháng là -1.8 tỷ USD.

16/11/2016

Tải xuống
Vietnam Chartbook September 2016

GDP tăng tốc trong quý 3, đẩy GDP 9 tháng tăng +5.93% so với mức tăng +5.52% của nửa đầu năm. Nếu loại trừ ảnh hưởng tiêu cực từ khai khoáng và nông nghiệp, GDP có sự hỗ trợ tốt từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo mà nhân tố thúc đẩy chính nằm ở khối FDI. Thị trường bất động sản ấm lên đang hỗ trợ cho ngành xây dựng. Tuy nhiên lượng cung bất động sản tăng nhanh có thể làm chậm lại đà tăng của ngành này trong tương lai.

16/11/2016

Tải xuống
Triển vọng năm 2015: Vươn lên tầm cao mới

Trong năm 2014, mặc dù tiêu dùng cá nhân còn yếu, các chỉ báo kinh tế vĩ mô cho thấy đầu tư tư nhân khá tích cực và đây là một khởi đầu thuận lợi cho năm 2015. Trong năm 2015, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn (6,2%), CPI ổn định (dưới 5%) và tỷ giá ổn định (VND giảm giá không quá 2%, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá VND giảm 1% trong tháng 1/2015). Dựa trên các giả định của chúng tôi, nhiều khả năng những mục tiêu này là khá thận trọng, chúng tôi ước tính tăng trưởng GDP có thể đạt 6,5% và CPI tăng 2,28% trong năm 2015. Giả định của chúng tôi cho năm 2015 được chia làm 2 nhóm: Các yếu tố có thể dự báo và Các biến số trong năm 2015.

25/03/2015

Tải xuống
Tỷ giá USD tăng mạnh trên thị trường thế giới và ảnh hưởng tới thị trường Việt Nam

Sự đối lập về chính sách tiền tệ đã khiến USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác. Chỉ số Dollar Index (đo lường giá trị của đồng USD so với 6 đồng tiền mạnh khác) đã tăng 23% kể từ tháng 8/2014, leo lên mức cao nhất trong hơn 14 năm. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND mới chỉ tăng 2% trong 1 năm trở lại đây. Việc neo tỷ giá theo đồng USD đã khiến VND tăng giá so với các ngoại tệ khác. Đáng chú ý, tỷ giá EUR/VND đã giảm 20% kể từ tháng 8/2014, tỷ giá JPY/VND cũng giảm 15%. Điều này đang ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời khuyến khích nhập khẩu.

Bên cạnh đó, đồng VND cũng chịu một số áp lực khác như: (i) USD tăng giá khiến giá vàng thế giới giảm mạnh làm nới rộng chênh lệch trong nước với giá thể giới, kích thích cầu USD để kinh doanh vàng hưởng chênh lệch giá; (ii) Lạm phát thấp và nhu cầu kích thích tăng trưởng khiến lãi suất VND có xu hướng giảm; (iii) Tâm lý găm giữ USD gia tăng khi nhận thấy các dấu hiệu căng thẳng về tỷ giá.

25/03/2015

Tải xuống
CẬP NHẬT SỐ LIỆU KINH TẾ HÀNG THÁNG

Trong tháng 1/2015, lạm phát vẫn duy trì ở mức rất thấp nhờ chi phí nhiên liệu tiếp tục giảm trong khi nhu cầu dịp trước Tết tăng. Giải ngân vốn FDI tháng 1 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 0,51 tỷ USD, và vốn FDI đăng ký đạt 0,66 tỷ USD, tăng 67,1% so với cùng kỳ năm trước. Các dự án FDI lớn đều liên quan đến may mặc, giày da gồm Worldon (TP Hồ Chí Minh, 300 triệu USD, sản xuất hàng may mặc cao cấp),Regina Miracle International Vietnam(Hải Phòng, 90 triệu USD, nhà cung cấp của Victoria Secret), Taekwang MTC (Đồng Nai, 43,2 triệu USD, sản xuất giày thể thao).

Bội chi NSNN tháng 1/2015 ước tính là 13,3 nghìn tỷ đồng, bằng 5,9% dự toán ngân sách năm 2015. Tổng thu NSNN tháng 1 ước đạt 81,3 nghìn tỷ đồng, bằng 8,9% dự toán, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó thu nội địa tăng 10,9% và thu từ xuất nhập khẩu tăng 17,5%, giúp bù đắp lại phần hụt thu từ dầu thô (-12,6%). Diễn biến này phù hợp với định hướng của Chính phủ và Bộ Tài chính về việc đối phó với giá dầu giảm.

15/02/2015

Tải xuống
Giá dầu giảm và bài toán cân đối ngân sách

Nguồn thu từ dầu thô chiếm 12% tổng thu ngân sách, trong bối cảnh thâm hụt ngân sách đang căng thẳng thì việc hụt thu chỉ 1 nghìn tỷ cũng sẽ gây nguy hiểm với cán cân ngân sách hiện nay. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể làm gì để bù đắp khoản hụt thu này, duy trì ổn định ngân sách, ổn định kinh tế và tận dụng được thời cơ mới.

Để bù đắp cho thâm hụt ngân sách, việc tăng thuế là khó tránh khỏi và thuế nhập khẩu xăng dầu là khoản thuế gần như duy nhất được sử dụng. Việc tăng thuế các mặt hàng khác có thể gây ra sự bất bình đẳng hoặc động chạm đến nhóm lợi ích, trong khi tăng thuế xăng dầu là đánh thuế vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội, tác động tiêu cực sẽ được trải rộng và phản ứng cũng vì thế mỏng hơn.

15/12/2014

Tải xuống
Việt nam phát hành thành công 1 tỷ usd trái phiếu quốc tế

Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm với lợi suất cố định 4,8%, thấp hơn mức dự kiến là 5,125% và thấp hơn khá nhiều so với các đợt phát hành năm 2005 và 2010 (6,875% và 6,755%). Có thể coi đây là một thành công của Chính phủ trong nỗ lực kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực lên nợ công hiện đang khá căng thẳng.

Thành công của đợt phát hành này đến từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về chủ quan, không thể phủ nhận kinh tế của Việt Nam đang dần cải thiện với lạm phát được kiểm soát ở mức thấp trong khi tăng trưởng kinh tế đang nhích dần. Chính phủ cũng đã rất tích cực hợp tác cung cấp thông tin cho các hãng xếp hạng tín nhiệm và nhờ vậy trước đợt chào bán này, cả Moody và Fitch đều đã nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.

15/11/2014

Tải xuống
Việt nam chịu thiệt khi giá dầu giảm mạnh?

Khi giá dầu và nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới giảm mạnh trong khi Việt nam lại phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu dầu thô và hàng hóa nguyên liệu, một câu hỏi đặt ra là mức độ ảnh hưởng đến Việt nam sẽ như thế nào. Chúng tôi thấy như nhiều quốc gia Châu Á khác, Việt nam vừa xuất khẩu hàng hóa như dầu thô, than đá, cao su, quặng nhưng đồng thời cũng nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu đầu vào như xăng, dầu thành phẩm, các sản phẩm từ dầu mỏ, chất dẻo, sắt thép. Khi giá hàng hóa giảm, tác động tới Việt nam sẽ ở cả 2 chiều. Chúng tôi đã tính toán giá trị ròng giữa nhập khẩu với xuất khẩu các mặt hàng cùng chủng loại hoặc có liên quan trực tiếp (như dầu thô, xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ) để so sánh giá trị xuất nhập khẩu ròng các mặt hàng này trong 6 năm. Kết quả cho thấy giá trị nhập khẩu các hàng hóa đầu vào trong nhiều năm qua đều vượt trội so với các hàng hóa xuất khẩu.

15/10/2014

Tải xuống
KỶ LỤC XUẤT SIÊU 8 THÁNG 2014

Xuất siêu kỷ lục 3.1 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2014 mặc dù là một tín hiệu vui nhưng đằng sau đó có những lo ngại. Thứ nhất, xuất siêu tăng chủ yếu nhờ nhập khẩu giảm, điều này xuất hiện đồng thời với PMI tháng 8 giảm xuống mức thấp nhất kể từ 11/2013 làm tăng lo ngại về tình hình sản xuất trong nước. Thứ 2, nhập khẩu một số đầu vào sản xuất quan trọng từ Trung Quốc giảm là nguyên nhân chính của đà giảm tổng kim ngạch nhập khẩu, điều này làm tăng mối lo về một nút thắt sau sự kiện Biển Đông nhằm vào các đầu vào sản xuất của Việt nam.

Các phân tích từ dữ liệu XNK tháng 8 cho thấy cầu thấp vẫn là nguyên nhân chính tạo ra mức xuất siêu cao trong tháng 8, thương mại với Trung Quốc chưa phải quá lo ngại mặc dù vẫn phải theo dõi thêm. Với tăng trưởng tín dụng đang nhanh hơn và giải ngân đầu tư công cũng gấp rút hơn trước khi hết năm, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng và mức xuất siêu 1 tỷ USD như trong tháng 8 sẽ khó lặp lại.

15/09/2014

Tải xuống
THÂM HỤT NGÂN SÁCH

Thâm hụt ngân sách 6 tháng là 78.8 nghìn tỷ, bằng 4.7% GDP, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 5.3% và cũng thấp hơn cả chỉ tiêu cũ (của 2013) là 4.8%. Nếu chỉ nhìn vào con số này thì có thể thấy tình hình thu chi ngân sách nhà nước đã cải thiện đáng kể, tuy nhiên nếu đi sâu vào phân tích cơ cấu thu chi thì sẽ thấy bức tranh không tích cực như bề ngoài.

15/08/2014

Tải xuống
Sự kiện biển Đông và những ảnh hưởng
Trong các lĩnh vực kinh tế chịu tác động từ sự kiện Biển Đông, chúng tôi thấy nổi lên rõ nhất là Du Lịch. Lĩnh vực thương mại và FDI mặc dù cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ ảnh hưởng là không lớn.
Tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm cao hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn ở mức thấp. Bên cạnh các tín hiệu tích cực và tỏ ra “miễn nhiễm” với sự kiện Biển Đông như chỉ số sản xuất công nghiệp, PMI, chúng tôi vẫn lo ngại về các rủi ro thường trực là sức cầu yếu, sức khỏe của khối tư nhân, tăng trưởng tín dụng và giá cả đầu vào liên tục tăng.
Ngoài việc thị trường ngoại hối có chút xáo trộn và tiếp theo đó là tỷ giá được điều chỉnh 1%, thị trường tiền tệ nói chung rất ổn định. Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào nhờ các biện pháp chống đô la hóa phát huy tác dụng và đầu ra tín dụng chậm. Lãi suất đã giảm khá nhiều so với đầu năm.
Mặc dù sự kiện Biển Đông chưa có ảnh hưởng nào đáng kể đến đà hồi phục của nền kinh tế vốn đang khá chậm, độ trễ từ sự kiện Biển Đông vẫn là ẩn số trong nửa cuối 2014 và các năm tiếp theo.

15/07/2014

Tải xuống
TRIỂN VỌNG KINH TẾ NĂM 2014: Tăng chi tiêu cho hạ tầng

Trong năm 2014, Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược hai mục tiêu: hỗ trợ tăng trưởng đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP ở mức 5,8%, CPI khoảng 7%, tiền Đồng giảm giá tối đa 2%, bội chi ngân sách 5,3% GDP, tăng trưởng tín dụng 12-14%, duy trì ổn định lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay cho các lĩnh vực ưu tiên).

Ngành công nghiệp và các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng là những ngành được chúng tôi quan tâm trong năm nay:Với những dự án cơ sở hạ tầng lớn đã được lên kế hoạch, chúng tôi lạc quan về Ngành công nghiệp và các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng như xây dựng, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp và cảng.

18/02/2014

Tải xuống
Mở tài khoản Web Trading GDCK cơ sở Web Trading GDCK phái sinh Bảng giá
Công ty cổ phần chứng khoán SSI