Bản tin thị trường
Đấu giá mới nhất
Tổng tín dụng 8 tháng tăng 2.11% lên 2.9 triệu tỷ. Tín dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 6.43%, cao nhất trong 4 nhóm ngành phân loại của NHNN. Tuy nhiên tổng dư nợcho vay của nhóm này lại thấp nhất trong 4 nhóm, chỉ 267 nghìn tỷ. Nhóm Công nghiệp và xâydựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, 1.17 triệu tỷ và tiếp tục có xu hướng tăng, đặc biệt là tín dụng chongành Xây dựng. Nếu như sau 5 tháng, tín dụng cho ngành xây dựng giảm -0.38% thì sau 8 thángđã tăng 5.5%.
29/11/2012
Chúng tôi vừa nhắc đến mặt trái của lạm phát thấp là các ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành chăn nuôi thì trongngày hôm nay, các số liệu được Tổng cục thống kê công bố đã khẳng định những lo ngại này. Theo kết quảđiều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2012, đàn trâu cả nước có 2,6 triệu con, bằng 96,9% cùng thời điểmnăm 2011; đàn bò có 5,2 triệu con, bằng 95,5%; đàn lợn có 26,5 triệu con, bằng 97,9%; đàn gia cầm có 308,3triệu con, bằng 95,6%.
28/11/2012
Lãi suất huy động thực tế tuần vừa qua giảm so với tuần trước đó ở hầu hết các kỳ hạn. Kỳ hạn 1-2 tuần: 4 - 4,5%; 3 tuần: 5,5 - 6%, 1 tháng: 9 – 11,5% (mức lãi suất thị trường được chào phổ biến10,0 - 10,5%), 2 tháng: 11 - 11,5% và 3 tháng là 11,2 - 12%. Các ngân hàng chào mức lãi suất tốthơn đối với kỳ hạn 12 tháng, tham khảo ở mức 12- 13%. Thời điểm này đã gần bước sang thángcuối năm song tình hình lãi suất vẫn chưa sôi động như các năm trước, dù các ngân hàng cũng đãbắt đầu chuẩn bị với kế hoạch chỉ tiêu cho cuối năm.
27/11/2012
CPI tháng 11 tăng 0.47% so với tháng 10, giảm tốc so với mức tăng 0.85% của tháng 10 là một tínhiệu tương đối tích cực. Nếu như trong tháng 10, chỉ có duy nhất nhóm hàng Bưu chính viễn thônggiảm thì vào tháng 11, ngoài nhóm Bưu chính viễn thông tiếp tục giảm, một nhóm quan trọng làThực phẩm đã giảm 0.21% so với tháng 10. Nhờ nhóm Thực phẩm giảm trong khi nhóm Lươngthực và Ăn uống ngoài gia đình tăng không đáng kể nên nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đãgiảm 0.08% so với tháng 10.
26/11/2012
Thanh khoản của hệ thống NHTM vẫn đang trong trạng thái rất tốt. Cùng với đợt phát hành thành công 2.000 tỷ trái phiếu chính phủ ngày hôm qua, trong 2 ngày gần đây, một lượng tiền lớn đã được NHNN hút khỏi lưu thông thông qua phát hành tín phiếu kỳ hạn 56 ngày và 91 ngày với tổng giá trị 8.293 tỷ. Trong khi lãi suất ở kỳ hạn 91 ngày được giữ nguyên ở 6.8% thì lãi suất kỳ hạn 56 ngày hôm nay đã tăng lên 6.2% so với mức 6% vốn đã được giữ ổn định từ đầu tháng. Đây là một tín hiệu cho thấy NHNN đã tích cực hơn để hút tiền về.
23/11/2012
Ngày hôm nay Kho bạc NN tiến hành đấu thầu TPCP với 3 kỳ hạn 2, 3 và 5 năm. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 13/9, KBNN phát hành trở lại TPCP kỳ hạn 5 năm. Tuy nhiên nhu cầu mua TPCP vẫn ở mức rất thấp, 250 tỷ đăng ký trên 1000 tỷ giá trị chào bán. Nguyên nhân là do các NĐT tập trung cho kỳ hạn ngắn với thanh khoản cao trên thứ cấp và cũng để tránh rủi ro lãi suất trong dài hạn.
22/11/2012
Cập nhật KQKD và khuyến nghị LSS
Mặc dù KQKD quý 3/2012 không tích cực, chúng tôi vẫn kỳ vọng tình hình sẽ tốt hơn trong năm 2013.Kết quả kinh doanh quý 3 của LSS không mấy tích cực với doanh thu và lợi nhuận ròng giảm tương ứng 51%và 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự như các công ty đường khác, KQKD của LSS chịu tác động từviệc giá đường giảm và chi phí thu mua mía tăng trong năm 2012.
21/11/2012
Việc điều chỉnh tỷ giá ở thời điểm hiện tại nếu có là sự điều chỉnh chủ động nhằm hỗ trợ xuất khẩu, góp phần kích thích kinh tế. Các điều kiện thị trường hiện tại có thể nói cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nhập siêu của Việt nam đang rất thấp và cán cân thanh toán dương sẽ giúp giảm chấn nếu tỷ giá có điều chỉnh.
20/11/2012
Trần lãi suất huy động là một biện pháp hành chính mạnh của NHNN để kiểm soát thị trường tiềntệ trong giai đoạn loạn lãi suất. Đến thời điểm này, khi ngành ngân hàng đang trải qua giai đoạn táicơ cấu khắc nghiệt và bị thanh tra toàn diện, hiện tượng loạn lãi suất khó có khả năng xảy ra. Việcáp dụng các biện pháp hành chính như trần lãi suất sẽ dần dần nhường chỗ cho những biện phápgián tiếp khác, cùng với đó, yếu tố tự điều tiết của thị trường sẽ dần được khôi phục.
19/11/2012
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng lại có dấu hiệu dư thừa khá rõ. NHNN trong ngày hôm nay đã phát hành 4.003 tỷ tín phiếu để hút tiền khỏi lưu thông (2.626 tỷ kỳ hạn 56 ngày lãi suất 6% và 1.377 tỷ tín phiếu kỳ hạn 91 ngày lãi suất 6,8%). Lãi suất tín phiếu ổn định từ đầu tháng, kỳ hạn 91 là 6.8%, giảm nhẹ so với cuối tháng 10 là 7%. Mặc dù lãi suất giảm, nhu cầu mua tín phiếu vẫn ở mức cao. Hôm nay cũng có 1.000 tỷ tín phiếu đáo hạn, như vậy NHNN đã hút ròng 3.000 tỷ chỉ riêng trong một ngày.
16/11/2012
Mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới trong 2 ngày qua đã tăng khá mạnh sau phát biểu của thốngđốc NHNN rằng không có chủ trương thu hẹp chênh lệch này. Mức chênh ngày hôm nay đã tăng lên 3.46 triệuđồng/lượng, tăng 267 nghìn đồng/lượng so với ngày thứ 2. Mức đỉnh của chênh lệch giá vàng trong nước vàquốc tế được lập ngày 5/11 là 3.71 triệu đồng/lượng.Ở một khía cạnh nào đó, mức chênh lớn đang có lợi cho người bán và có thể kích thích người dân bán vàng,giúp NHNN củng cố dự trữ vàng và tăng nguồn lực thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên lo ngại về những rủi ro vĩ mô vàkỳ vọng khả năng vàng còn tiếp tục tăng giá vẫn khiến người có vàng chưa vội bán ra.
15/11/2012
Về nợ xấu và giải pháp xử lý nợ xấu, thống đốc NHNN cho biết, tốc độ tăng trưởng nợ xấu gia tăngnhanh chóng từ năm 2008 (năm 2008 nợ xấu tăng 74%, 2009 27%, 2011 là 64%, từ đầu năm đến naynợ xấu tăng 66%). Hiện nay số liệu đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước có ý nghĩa thực tiễn nhất vềnợ xấu và nợ xấu đến 30/9 theo đánh giá của NHNN là 8,82%.Việc xử lý nợ xấu theo thống đốc trình bày dường như đã và đang được thực hiện đúng lộ trình. NHNNđã và đang tích cực xử lý nợ xấu, ví dụ như trong tháng 4/2012 NHNN đã ban hành văn bản 780 về cơcấu nợ cho doanh nghiệp, nhờ có văn bản này mà đến 30/6/2012 tổng số nợ cơ cấu lại chỉ khoảng hơn36.000 tỷ đồng thì đến 30/9/2012 số nợ được cơ cấu lại lên đến 252.000 tỷ đồng.
14/11/2012
Theo báo cáo của Bộ tài chính, trong tháng 10/2012, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã huy động được 14.995 tỷđồng trái phiếu Chính phủ, bằng 491,6% so với cùng kỳ năm 2011 (14.995/3.050 tỷ đồng). Tính cả 10 tháng,KBNN đã huy động được 115.883 tỷ đồng TPCP, bằng 96,56% kế hoạch huy động vốn điều chỉnh năm 2012(120.000 tỷ đồng) và bằng 180,8% so với cùng kỳ 2011 (64.080 tỷ đồng).Chúng tôi thấy năm 2012 là năm đặc biệt thành công trong phát hành trái phiếu, không phải vì một nỗ lực gìđặc biệt mà chủ yếu là do KBNN đã chớp thời cơ khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng dư thừa. Nguyênnhân chính của sự dư thừa này là do tín dụng không tăng trong khi cung tiền tăng mạnh để mua USD cho dựtrữ ngoại hối.
13/11/2012
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo báo cáo của NHNN khoảng 70 nghìn tỷ, bằng 1/3 số nợ xấu báo cáo. Nếu xử lý nhanh tài sản đảm bảo, các NHTM sẽ giảm được đáng kể nợ xấu. Đây là điều mà nhiều ngân hàng đang thực hiện. Việc xử lý nợ xấu có thể khiến giá BĐS giảm bởi phần lớn tài sản đảm bảo là BĐS. Tuy nhiên việc giảm giá BĐS là điều sẽ xảy ra. Nếu điều này xảy ra sớm thì ngành ngân hàng và nền kinh tế cũng có cơ hội được phục hồi sớm hơn.
12/11/2012
Về mức bội chi ngân sách, Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính ngày 1/11 cho rằng các chỉ tiêu về thu, chivà bội chi NSNN vẫn nằm trong phạm vi khống chế mức dự toán QH cho phép, cụ thể bội chi ngân sách lũy kế10 tháng là 124.955 tỷ đồng, bằng 89,1% dự toán năm (QH thông qua chỉ tiêu 140.200 tỷ bội chi). Tuy nhiêntheo số liệu của TCTK, thu chi ngân sách 10 tháng là 523,4 nghìn tỷ và 678.6 nghìn tỷ, tương đương, 70.7% và75.1% kế hoạch; thâm hụt ngân sách 10 tháng là 155.2 nghìn tỷ. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP như vậy là ởkhoảng 7%, rất cao so với chỉ tiêu.
09/11/2012