Báo cáo vĩ mô
Đấu giá mới nhất
Phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính đã có tháng đảo chiều tích cực đối với các tài sản rủi ro. Tâm lý đầu tư đã có sự cải thiện trong tháng 5 với kỳ vọng đây là giai đoạn cuối của chu ky tiền tệ thắt chặt và sự bùng nổ của nhóm công nghệ giúp dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu đảo chiều trong nửa cuối tháng 5. Tuy nhiên, trong giai đoạn giao thoa chính sách và các kịch bản đối với nền kinh tế hay chính sách tiền tệ của Mỹ vẫn chưa rõ ràng nên việc giải ngân vẫn có một sự thận trọng nhất định. Cụ thể, trạng thái vào ròng các quỹ tiền tệ (+73,2 tỷ USD) và trái phiếu (22,5 tỷ USD) vẫn tiếp tục được duy trì trong tháng 5, tuy nhiên với cường độ hạ nhiệt hơn trong khi đó, các quỹ cổ phiếu đảo chiều vào ròng 5,2 tỷ USD.
08/06/2023
Tải xuốngVNIndex tăng 26 điểm trong tháng 5, tương ứng với mức tăng 2,5% so với cuối tháng 4, tuy nhiên thị trường đã trở nên sôi động hơn rất nhiều với mức thanh khoản tăng dần về cuối tháng. Trong hai tuần cuối tháng 5 thanh khoản trên HOSE đã tăng 32% so với mức trung bình của quý 1. Trong bối cảnh NĐTNN đang bán ròng, điều này cho thấy sự quan tâm của NĐT trong nước đối với TTCK đang tăng dần lên. Riêng trong tháng 5, NĐT nhận được hai thông tin hỗ trợ tích cực với thị trường khi NHNN thông báo giảm lãi suất thêm 0,5% và Quy hoạch Điện 8 cuối cùng đã được thông qua sau rất nhiều lần dự thảo. Quy hoạch Điện 8 đưa ra kế hoạch phát triển các nguồn phát điện về dài hạn, và cho thấy nhu cầu cấp thiết phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cũng như điện khí sử dụng khí trong nước thay cho điện than. Điều này đi kèm với kỳ vọng các dự án đầu tư lớn của ngành điện và ngành dầu khí sẽ có chuyển biến trong thời gian tới. Đồng thời, Kỳ họp quốc hội diễn ra từ 22/5 và dự kiến kết thúc vào ngày 23/6 cũng nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi của nhà đầu tư với niềm tin sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ được đưa ra.
08/06/2023
Tải xuốngThanh khoản trên hệ thống ngân hàng tiếp tục ổn định và hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng. Cụ thể, NHNN chỉ phát hành mới tổng cộng 715 tỷ đồng trên kênh mua kỳ hạn, trong đó 11 tỷ ở kỳ hạn 7 ngày và 705 tỷ kỳ hạn 28 ngày ở lãi suất 4.5% nhằm tài trợ cho khoản đáo hạn trên kênh này. Trong tuần, khối lượng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày đáo hạn đạt 24,8 nghìn tỷ đồng và nhờ vậy, NHNN đã bơm ròng gần 25 nghìn tỷ đồng thông qua kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu giảm xuống còn 16,9 nghìn tỷ đồng và sẽ đáo hạn hết trong tuần này. Đối với kênh cầm cố, khối lượng đang lưu hành hầu như đi ngàng ở 1,4 nghìn tỷ đồng. Thanh khoản dồi dào giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng dao động trong biên độ hẹp (3,8 – 4,0% cho kỳ hạn qua đêm và 4,3 - 4,7% trong khi đó ổn định ở các kỳ hạn dưới 1 tháng).
05/06/2023
Tải xuống02/06/2023
Tải xuốngThanh khoản trên hệ thống ngân hàng tiếp tục ổn định và hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng. Cụ thể, NHNN chỉ phát hành mới 578 tỷ đồng trên kênh mua kỳ hạn, ở kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 5.0% nhằm tài trợ cho khoản đáo hạn trên kênh này (753 tỷ đồng). Điểm nhấn trong tuần tiếp tục đến từ khối lượng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày đáo hạn (tổng giá trị là 49 nghìn tỷ đồng) và nhờ vậy, NHNN đã bơm ròng 48.4 nghìn tỷ đồng thông qua kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu giảm xuống còn 41,7 nghìn tỷ đồng và trên kênh cầm cố giảm mạnh xuống chỉ còn 1,4 nghìn tỷ đồng. Thanh khoản dồi dào giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng dao động trong biên độ hẹp (4,0 – 4,5% cho kỳ hạn qua đêm và 4,3 - 5,0% trong khi đó ổn định ở các kỳ hạn dưới 1 tháng). Trong tuần này, khối lượng tín phiếu đáo hạn ước tính là 24,8 nghìn tỷ đồng và tiếp tục là yếu tố giúp hỗ trợ thanh khoản.
30/05/2023
Tải xuốngThanh khoản trên hệ thống ngân hàng tiếp tục ổn định và hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng. Cụ thể, NHNN đã không phát hành mới trên kênh mua kỳ hạn hay kênh tín phiếu trong tuần qua. Điểm nhấn trong tuần đến từ khối lượng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày đáo hạn (tổng giá trị là 20 nghìn tỷ đồng) và nhờ vậy, NHNN đã bơm ròng khoảng 13 nghìn tỷ đồng. Khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu giảm xuống còn 90,7 nghìn tỷ đồng và trên kênh cầm cố giảm mạnh xuống chỉ còn 1,8 nghìn tỷ đồng. Thanh khoản dồi dào giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng dao động trong biên độ hẹp (4,5 – 5,0% cho kỳ hạn qua đêm và 5,0 – 5,3% trong khi đó ổn định ở các kỳ hạn dưới 1 tháng). Trong tuần này, khối lượng tín phiếu đáo hạn ước tính lên đến 49 nghìn tỷ đồng và tiếp tục là yếu tố giúp hỗ trợ thanh khoản.
22/05/2023
Tải xuốngThanh khoản trên hệ thống ngân hàng sau kì nghỉ có sự cải thiện và nhờ vậy hoạt động trên kênh thị trường mở tương đối trầm lắng. Cụ thể, thông qua kênh mua kỳ hạn, NHNN chỉ phát hành 5,8 nghìn tỷ đồng ở kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày và lãi suất trúng thầu duy trì ở mức 5%. Ngược lại, có tới 60,5 nghìn tỷ đồng đáo hạn trên kênh này, và NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN và cũng không có tín phiếu đáo hạn. Kết tuần, NHNN đã rút ròng 54,7 nghìn tỷ đồng, và khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu duy trì ở mức 110,7 nghìn tỷ đồng và trên kênh cầm cố giảm mạnh xuống chỉ còn 8,8 nghìn tỷ đồng. Lãi suất liên ngân hàng dao động trong biên độ hẹp (4,8 – 5,1% cho kỳ hạn qua đêm và 5,0 – 5,5% trong khi đó ổn định ở các kỳ hạn dưới 1 tháng). Trong tuần này sẽ có một khối lượng tín phiếu đáo hạn (ước tính 20 nghìn tỷ đồng) và là yếu tố giúp hỗ trợ thanh khoản.
15/05/2023
Tải xuốngPhân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính kém tích cực đối với các tài sản tài chính rủi ro. Tâm lý đầu tư đã có sự cải thiện trong tháng 4, sau những số liệu kinh tế có phần nào tích cực từ Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu và các sự kiện biến động trong tháng 3 đã được kiểm soát phần nào. Tuy nhiên, các điều kiện tài chính vẫn duy trì thắt chặt trên phạm vi toàn cầu cũng như việc đóng cửa của một ngân hàng khác của Mỹ vào cuối tháng 4 khiến việc phân bổ danh mục vẫn nghiêng nhiều vào các tài sản tài chính an toàn hơn. Cụ thể, trạng thái vào ròng các quỹ tiền tệ vẫn tiếp tục được duy trì trong tháng 4, tuy nhiên với cường độ hạ nhiệt hơn (+185 tỷ USD) và các quỹ trái phiếu đã quay lại thu hút một lượng lớn dòng tiền (vào ròng 39,2 tỷ USD). Trong khi đó, các quỹ cổ phiếu tiếp tục trạng thái rút ròng 6,1 tỷ USD.
11/05/2023
Tải xuống10/05/2023
Tải xuốngThanh khoản trên hệ thống ngân hàng có phần nào hạn chế hơn trước kỳ nghỉ lễ dài do nhu cầu tiền mặt tăng mạnh và hoạt động trên kênh thị trường mở sôi động hơn. Cụ thể, trong vòng 2 tuần, thông qua kênh mua kỳ hạn, NHNN đã phát hành 25,8 nghìn tỷ đồng ở kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày, chủ yếu tập trung ở giai đoạn trước kỳ nghỉ lễ. Lãi suất trúng thầu duy trì ở mức 5%. Trong khi đó, NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN và cũng không có tín phiếu đáo hạn. Kết tuần, NHNN bơm ròng 14,5 nghìn tỷ đồng, và khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu duy trì ở mức 110,7 nghìn tỷ đồng và trên kênh cầm cố là 63,5 nghìn tỷ đồng. Lãi suất liên ngân hàng bật tăng ở kỳ hạn qua đêm, trong khi đó ổn định ở các kỳ hạn dưới 1 tháng. Cụ thể, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm kết tuần ở 5,1%, tăng 170 điểm cơ bản so với tuần trước đó, và lãi suất 1 tuần đến 1 tháng dao động 5,2% - 5,4%.
08/05/2023
Tải xuốngThanh khoản trên hệ thống ngân hàng trong tuần trước được cải thiện và hoạt động trên kênh thị trường mở giảm nhiệt. Cụ thể, bên cạnh việc không chào thầu trên kênh bán tín phiếu, NHNN vẫn duy trì khối lượng chào thầu trên kênh mùa kỳ hạn ở mức cao (tổng cộng 110 nghìn tỷ, so với mức 160 nghìn tỷ ở tuần trước đó) ở 2 kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày và lãi suất cố đinh 5,0%. Tuy nhiên, tổng khối lượng trúng thầu chỉ đạt 6,8 nghìn tỷ đồng, giảm gần 10 lần so với tuần trước đó. Kết tuần, NHNN rút ròng 22,3 nghìn tỷ đồng, và khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu duy trì ở mức 110,7 nghìn tỷ đồng và trên kênh cầm cố ở 49 nghìn tỷ đồng. NHNN không thực hiện hoạt động mua USD bổ sung dự trữ ngoại hối trong tuần trước. Lãi suất liên ngân hàng nhanh chóng hạ nhiệt ở các kỳ hạn dưới 1 tháng. Cụ thể, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm kết tuần ở 3,3%, giảm 210 điểm cơ bản so với tuần trước đó, và lãi suất 1 tuần đến 1 tháng dao động 3,7% - 5,0%.
24/04/2023
Tải xuốngCác sự kiện biến động trên thị trường tài chính toàn cầu ngay đầu tháng 3 đã tác động mạnh tới phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính, trong đó xu hướng vào các quỹ tiền tệ tăng mạnh. Cụ thể, trạng thái bất ổn xảy ra trên hệ thống ngân hàng tại Mỹ sau sự kiện SVB và ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) phải chấp nhận sự tiếp quản của đối thủ UBS trong một thỏa thuận có sự bảo lãnh từ NHTW Thụy Sĩ khiến cho làn sóng rút tiền ồ ạt, đặc biệt từ nhóm khách hàng tổ chức và chuyển dịch vào các quỹ tiền tệ (vào ròng tới 333 tỷ USD, chỉ sau mức vào ròng đột biến vào giai đoạn Covid tháng 3 và tháng 4/2020). Trong khi đó, các quỹ cổ phiếu tiếp tục trạng thái rút ròng 3 tỷ USD (thấp hơn so với mức rút 21 tỷ USD). Tốc độ giải ngân từ quỹ trái phiếu hạ nhiệt khi chỉ vào ròng 7 tỷ USD khi lợi suất TPCP có bước giảm khá mạnh trong tháng 3. Tính chung trong Quý 1, dòng vốn vào quỹ cổ phiếu rút ròng 21,9 tỷ USD, trong khi các quỹ trái phiếu và tiền tệ lần lượt vào ròng 91,6 tỷ USD và 507,7 tỷ USD.
12/04/2023
Tải xuống12/04/2023
Tải xuống10/04/2023
Tải xuốngTuần trước, trạng thái thanh khoản trên hệ thống ngân hàng có phần nào căng thẳng và lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh ở kỳ hạn dưới 1 tháng. Cụ thể, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm kết tuần ở 5,1%, tăng 400 điểm cơ bản so với tuần trước đó, và lãi suất 1 tuần đến 1 tháng dao động 5,2% - 5,6%. Đường cong lãi suất gần như phẳng, phản ánh thị trường đánh giá những thiếu hụt thanh khoản chỉ mang tính chất tạm thời. Chênh lệch lãi suất VND-USD kỳ hạn qua đêm đảo chiều sang dương, tuy nhiên trạng thái này không còn quá tác động quá lớn tới diễn biến tỷ giá trên thị trường nhờ đồng USD quốc tế suy yếu và nguồn cung ngoại tệ tích cực.
10/04/2023
Tải xuống