Báo cáo vĩ mô
Đấu giá mới nhất
Thị trường tài chính toàn cầu vẫn chịu tác động bởi chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, tiến trình Brexit và điều hành lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Dù có những diễn biến đan xen nhưng nhìn chung các biến số này đều khá tích cực trong tháng 10 vừa qua. Cụ thể, Mỹ và Trung Quốc đã thống nhất tạm dừng các kế hoạch nâng thuế sau cuộc gặp 10-11/10 và đang hướng gần đến một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1; thời hạn Brexit cũng được kéo dài thêm 3 tháng, đến 31/3/2019; và FED đã chính thức hạ lãi suất lần thứ 3 trong năm nay, xuống mức 1.5-1.75%/năm.
13/11/2019
Tải xuống07/11/2019
Tải xuốngTiếp nối xu hướng phục hồi từ quý 2, xuất khẩu tăng +11.2% trong quý 3 sau khi chỉ tăng +7.1% trong 6T2019, từ đó kéo tăng trưởng 9 tháng lên +8.4%. Ngược lại tăng trưởng nhập khẩu giảm nhẹ trong quý 3, kéo tăng trưởng 9T2019 về bằng với xuất khẩu ở mức +8.4%. Xuất siêu quý 3 đạt 5.44 tỷ USD, tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm là 1.71 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu hàng hóa 9T2019 đạt 194.6 tỷ USD, nhập khẩu là 187.5 tỷ USD, thặng dư thương mại ở mức cao kỷ lục 7.15 tỷ USD.
Xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp trong nước tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Nhóm này đạt mức tăng +16.8% trong 9T2019, tăng mạnh so với mức +12% trong 6T2019. Trong khi đó tăng trưởng của khối FDI vẫn khá yếu ở mức 5.7%. Tỷ trọng xuất khẩu của nhóm trong nước tăng lên 31.5% trong 9T2019 so với mức 29.5% trong năm 2018.
05/11/2019
Tải xuốngChỉ số công nghiệp chế biến chế tạo duy trì đi ngang nhờ sự cải thiện của công nghiệp điện tử, tuy nhiên nhiều ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã tăng trưởng chậm lại. Sản xuất xe có động cơ tháng 10 giảm -3.2%, mức thấp nhất 20 tháng (trong khi nhập khẩu ô tô vẫn tăng). Tính chung 10 tháng, sản xuất xe có động cơ chỉ tăng 7.6% (cùng kỳ tăng 15.8%). Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, trong đó có sản xuất ô tô dường như vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa sẽ khó khăn, để có tăng trưởng thì cần tích cực bảo hộ để các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp tư nhân Việt nam có cơ hội tồn tại.
04/11/2019
Tải xuốngNhững tổn hại với nền kinh tế Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ đang ngày càng rõ nét, các chỉ số về sản xuất công nghiệp, bán lẻ đều thấp hơn kỳ vọng, tín dụng tăng trưởng yếu, Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế 2019 khó đạt được 6%. Để tránh phải trải qua kỳ nghỉ lễ quốc khánh u ám, Trung Quốc đã có các động thái “xuống thang” với thông báo miễn thuế trong vòng 1 năm với 16 mặt hàng Mỹ đang bị áp thuế 25%, cử phái đoàn cấp thấp tới Washington và đưa ra kế hoạch nhập khẩu đậu tương và thịt lợn từ Mỹ. Hai bên tuyên bố nối lại đàm phán cấp cao vào ngày 10-11/10.
07/10/2019
Tải xuốngGDP quý 3 tăng +7.31%, mức tăng cao nhất 3 quý (quý 1 và quý 2 tăng +6.82% và +6.71%) và cao hơn so với quý 3 cùng kỳ 2018 (+6.82%). Công nghiệp chế biến chế tạo tăng cao +11.68% cùng với Khai khoáng tăng trưởng dương +4.5% đã bù đắp cho ngành Nông nghiệp tăng trưởng âm -0.08%. Tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP đạt +6.98%, bằng đúng mức tăng của 9 tháng 2018 và cao hơn so với mục tiêu 6.6-6.8% của năm 2019.
01/10/2019
Tải xuốngNgân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) thông báo giảm đồng loạt 25bps các lãi suất điều hành kể từ hôm nay, ngày 16/9/2019. Vậy ý nghĩa của động thái này là gì và sẽ tác động đến nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng như thế nào?
16/09/2019
Tải xuống10/09/2019
Tải xuống03/09/2019
Tải xuốngKỳ vọng lần đình chiến thứ 2 của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ kéo dài như lần đầu tiên (05 tháng) đã không xảy ra, đợt đình chiến này chỉ diễn ra trọn vẹn trong tháng 7. Trong tháng này, các đồng tiền vận động chủ yếu theo các thông tin kinh tế và động thái của các ngân hàng trung ương mà đi đầu là FED.
09/08/2019
Tải xuốngChỉ số công nghiệp khai khoáng tăng +4.4% YoY, mức tăng cao nhất 18 tháng. Ngành khai khoáng tiếp tục được hỗ trợ nhờ khai thác than và quặng trong khi dầu khí vẫn tăng trưởng âm. Chỉ số khai thác than tăng đột biến lên +28.3% còn khai thác quặng duy trì mức tăng cao, +20% YoY, dầu khí giảm -1.3%.
Công nghiệp chế biến chế tạo ở xu hướng giảm tháng thứ 3 liên tiếp do Điện tử chưa thể phục hồi để bù đắp phần hụt đi của Lọc hóa dầu. Lọc hóa dầu tháng 7 chỉ tăng +3.9% (5 tháng đầu năm tăng trung bình 86% và tháng 6 giảm -13.5%). Điện tử tăng thấp, +2.7%, thấp nhất 3 tháng.
01/08/2019
Tải xuốngXuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi trong Q2, từ mức tăng 5.3% yoy trong Q1 lên 9.6%, kéo tăng trưởng 6 tháng đạt 7.2%. Dẫu vậy, đây vẫn là mức tăng trưởng rất thấp so với cùng kỳ năm ngoái là 16.9% và trong 10 năm gần nhất, mức tăng này chỉ cao hơn mức 5.6% của 6T2016.
Sự giảm sút của nhóm FDI vẫn là nguyên nhân chính kéo xuất khẩu tăng chậm lại. Khối này chỉ tăng 5.5% trong 6 tháng đầu năm so với mức tăng 12% của khối doanh nghiệp trong nước.
Chiều nhập khẩu cũng thể hiện xu hướng tương tự nhưng có tốc độ tăng trưởng cao hơn đạt 8.9% yoy, trong đó, khối FDI tăng 6.5% và khối DN trong nước tăng 12.2%.
26/07/2019
Tải xuốngGDP quý 2 tăng +6.71%, là mức tăng trưởng thấp nhất 8 quý. 2 ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế là Công nghiệp chế biến chế tạo và Nông nghiệp tăng trưởng chậm lại là nguyên nhân chính khiến GDP giảm tốc. Một số ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ và ngành xây dựng duy trì tăng trưởng ổn định cùng khai khoáng chuyển sang tăng trưởng dương đã giúp GDP không giảm sâu.
18/07/2019
Tải xuốngUSD suy yếu khiến các đồng tiền khác phục hồi mạnh
Khác với bối cảnh kinh tế Mỹ rất tích cực khi nổ ra chiến tranh thương mại đợt 1 hồi tháng 7/2018, kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại khi nổ ra chiến tranh thương mại đợt 2 vào tháng 5/2019. Số liệu việc làm thấp hơn kỳ vọng, lạm phát cũng ngày càng rời ra mức lạm phát mục tiêu 2%. Những chỉ báo này làm gia tăng dự báo FED sẽ hạ lãi suất trong kỳ họp cuối tháng 7/2019. Lợi tức TPCP Mỹ giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn, trong đó kỳ hạn 10 năm về sát mức 2%/năm tại cuối tháng 6/2019.
11/07/2019
Tải xuốngGDP quý 2 tăng +6.71% YoY và tính chung 6 tháng GDP tăng +6.76%, thấp hơn so với cùng kỳ 2018 là +7.08%. Sự chậm lại của công nghiệp chế biến chế tạo và nông nghiệp, 2 ngành có tỷ trọng lớn thứ nhất và thứ 3 trong nền kinh tế, là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng giảm
Chỉ số công nghiệp chế biến chế tạo 6 tháng tăng +10.8%, thấp hơn cùng kỳ là +12.7%. Công nghiệp điện tử chỉ tăng +3.5% trong khi cùng kỳ tăng +17.5%. Bù lại ngành sản xuất kim loại tăng +40.1% và ngành lọc hóa dầu tăng +69.1% (cùng kỳ tăng +20.7% và +20.3%)
02/07/2019
Tải xuống