Kiến thức Chứng quyền có bảo đảm
Đấu giá mới nhất
Nhà đầu tư sở hữu CW có chứng khoán cơ sở là cổ phiếu sẽ không có bất cứ quyền nào đối với công ty như cổ đông của cổ phiếu đó. Nhà đầu tư sở hữu CW sẽ không có: quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền nhận cổ phiếu thưởng đối với công ty phát hành cổ phiếu cơ sở …. Tất cả các sự kiện doanh nghiệp liên quan đến cổ phiếu cơ sở của CW (nếu có) phát sinh, chứng quyền sẽ được điều chỉnh thông qua giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi.
Chứng quyền có bảo đảm luôn có thời hạn, do đó nhà đầu tư cần xem xét bán lại CW hoặc nắm giữ đến khi CW đáo hạn. Ngược lại, cổ đông có thể nắm giữ cổ phiếu cho đầu tư dài hạn.
Phí giao dịch của CW bằng phí giao dịch chứng khoán cơ sở.
Khi tham gia giao dịch CW niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán, nhà đầu tư được dùng chính tài khoản giao dịch cổ phiếu để mua/bán CW. Thời gian giao dịch, phương thức khớp lệnh, lệnh giao dịch, nguyên tắc xác định giá, đơn vị giao dịch tương tự như cổ phiếu.
Tuy nhiên, có một số quy định điển hình khác với giao dịch cổ phiếu như sau:
Đơn vị yết giá: 10 đồng cho tất cả các mức giá của CW
Giá trần/sàn của CW trong ngày giao dịch: căn cứ vào biên dộ dao động giá của chứng khoán cơ sở, và được xác định theo công thức: Giá trần/sàn của CW = giá tham chiếu CW +/- biên dộ dao động giá của chứng khoán cơ sở/tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: Nhà đầu tư đang sở hữu chứng quyền bán của cổ phiếu FPT (tỷ lệ chuyển đổi 1:1), giá đóng cửa của chứng quyền bán ngày hôm trước là 2.000 đồng, và giá đóng cửa của cổ phiếu FPT là 48.000 đồng. Biên độ dao động giá của cổ phiếu FPT = 48.000 đồng x 7% = 3.360 đồng
Mức giá trần/sàn của chứng quyền bán trong ngày giao dịch được xác định như sau:
- Giá trần của CW = 2.000 đồng + 3.360/1 = 5.360 đồng
- Giá sàn của CW = 2.000 đồng - 3.360/1 < 0.Theo quy chế giao dịch của Sở GDCK TP.HCM, mức giá tối thiểu là 10 đồng, nên giá sàn của CW sẽ là 10 đồng.
Tuy nhiên, theo quy chế giao dịch của Sở GDCK TP.HCM, mức giá tối thiểu của CW là 10 đồng. Do đó, giá sàn của CW trong trường hợp này là 10 đồng.
- Rủi ro thị trường: Giá CW chịu tác động bởi cung cầu và nhà đầu tư sẽ chịu thua lỗ nếu diễn biến giá CW thực tế ngược với nhận định của họ
- Rủi ro hao mòn giá trị theo thời gian: Giá CW sẽ khấu hao giảm theo thời gian dù giá chứng khoán cơ sở và các yếu tố khác không đổi
- Rủi ro mất toàn bộ vốn: CW là sản phẩm có vòng đời hữu hạn, nên nếu nhà đầu tư nắm giữ tới đáo hạn và khi đó giá thanh toán < giá thực hiện, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ khoản phí đã bỏ ra mua CW
- Rủi ro tổ chức phát hành: Nếu tổ chức phát hành bị mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, nhà đầu tư sở hữu CW có khả năng bị mất toàn bộ khoản phí dùng mua CW.
Có hai loại chứng quyền có bảo đảm: chứng quyền mua và chứng quyền bán.
- Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
- Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
Nhà đầu tư có thể bán CW trước khi đáo hạn. Sau khi CW niêm yết trên sàn giao dịch, Nhà đầu tư có thể lựa chọn bán CW trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn để nhận thanh toán với CTCK (nếu CW ở trạng thái lãi)
Theo quy định của UBCK và SGDCK HSX, Nhà đầu tư không được phép giao dịch ký quỹ đối với CW.
Người liên quan của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở được phép giao dịch CW phát hành trên chứng khoán cơ sở đó. Tuy nhiên, khi giao dịch phải thực hiện công bố thông tin 3 ngày trước ngày giao dịch.
- Nhà đầu tư phân bổ tỷ lệ tài sản phù hợp cho CW vì CW là sản phẩm đòn bẩy cao, và nhà đầu tư có thể mất toàn bộ vốn đầu tư vào CW
- Nhà đầu tư lựa chọn tổ chức phát hành tuân thủ nghiêm túc 2 nghĩa vụ TLTT và PNRR. Chỉ với TCPH như vậy, nhà đầu tư mới có thể mua bán được CW một cách dễ dàng và được đảm bảo quyền lợi khi CW đáo hạn
- Tùy vào khẩu vị rủi ro, nhà đầu tư lựa chọn chứng quyền có các thông số và tỷ lệ đòn bẩy phù hợp
- Nhà đầu tư cần lập kế hoạch cho thời gian và giá mục tiêu khi mở/ đóng trạng thái CW
+ Ưu điểm: Nhà đầu tư có thể mua khối lượng lớn CW với giá cố định
+ Nhược điểm:
- CW bị khấu hao giảm giá trị thời gian trong khi đợi lên sàn
- CW chịu rủi ro thị trường, nhà đầu tư không thể chốt lời, cắt lỗ trong thời gian đợi lên sàn